Hiện nay, chung cư mọc lên như nấm sau mưa tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, đa phần các chung cư được xây dựng vượt quá chỉ tiêu cho phép. Báo chí đưa tin về việc xây dựng trái phép rất nhiều. Vậy xây dựng trái phép, sai phép là như thế nào? Quy định về xử lý vi phạm xây dựng ra sao?

Căn cứ pháp lý

  • Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020;
  • Nghị định số 16/2022/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng được hiểu như thế nào?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về hành vi xây dựng sai phép, trái phép. Tuy nhiên, căn cứ vào  khoản 21 Điều 3 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 về: “Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình”.

Như vậy, có thể hiểu hoạt động xây dựng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn. Vi phạm trong lĩnh vực xây dựng là vi phạm quy định một trong các giai đoạn đó. Trên thực tế, vi phạm trong lĩnh vực xây dựng thường xuất hiện tại giai đoạn thi công xây dựng. Hoạt động này lẽ ra phải phải tuân thủ đúng quy định tại giấy phép xây dựng đã được cấp. Tuy nhiên, đa số công trình được thi công hoàn toàn khác với giấy phép đã được cấp.

Ví dụ: Xây vượt quá số tầng cho phép khi thi công xây dựng chung cư,…

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

Vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP bao gồm:

  • Hoạt động xây dựng;
  • Sản xuất vật liệu xây dựng;
  • quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Kinh doanh bất động sản;
  • Quản lý, phát triển nhà…

Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định bị phạt tối đa 80.000.000 đồng

Đối với vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị, phạt tiền từ 250.000.000 – 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng;
  • Điều chỉnh quy hoạch không đúng căn cứ, điều kiện, nguyên tắc, trình tự điều chỉnh.

Đối với vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc, phạt tiền từ 40.000.000 – 60.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi cụ thể:

  • Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định;
  • Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định.

Phạt tiền từ 60.000.000 – 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Điều chỉnh thiết kế xây dựng mà không được thẩm định hoặc phê duyệt lại theo quy định khi thay đổi một trong các yếu tố như địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
  • Phê duyệt thiết kế xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn áp dụng hoặc sử dụng tiêu chuẩn xây dựng hết hiệu lực;
  • Phê duyệt thiết kế an toàn quá tiêu chuẩn quy định gây lãng phí đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.

Công trình để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh bị phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ) khi:

  • Tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh;
  • Để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng (đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ);

Phạt từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng sẽ:

  • Phạt từ 60.000.000 – 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
  • Phạt từ 120.000.000 – 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Môi giới bất động sản mà không có chứng chỉ hành nghề bị phạt tiền từ 40.000.000 – 60.000.000 đồng

Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định, các hành vi bị phạt cụ thể:

  • Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề. Hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng;
  • Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản;
  • Vi phạm về quản lý giao dịch nhà ở như: bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước…

Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư sẽ bị phạt tiền tối đa 120.000.000 đồng

Những vi phạm quy định sẽ bị xử phạt được quy định cụ thể như sau:

  • Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung;
  • Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;
  • Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi;
  • Thực hiện sai quy chế hoạt động/quy chế thu chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua;
  • Không thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư;

Trên đây nội dung tư vấn về “Quy định về xử lý vi phạm xây dựng”Pháp Trị  hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc muốn được tư vấn về các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123