Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của Luật thương mại. Bất cứ ai muốn khởi nghiệp đều phải thực hiện hoạt động pháp lý này. Vì vậy, bài viết sau sẽ tổng hợp những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Cá nhân có thể tự trang bị những kiến thức pháp lý liên quan trước khi thực hiện việc này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định chính phủ số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Quyết định số 27/2018.
  • Thông tư số 47/2019

Nội dung tư vấn

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Điều kiện nền tảng

Thứ nhất, đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nhóm đối tượng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp: tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Lưu ý: Ngành viễn thông cơ bản, logistics chưa được phép thành lập 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, nhóm đối tượng không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp

Nhóm này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Có thể kể đến: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự…

Điều kiện về vốn

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Loại vốn này được đặt ra với tất cả ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định

Loại vốn này chỉ đặt ra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Kinh doanh bảo hiểm, Kinh doanh casino, Kinh doanh đặt cược, Hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Kinh doanh vận tải biển, Kinh doanh cảng hàng không sân bay;…

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thứ nhất, về ngành nghề kinh doanh

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Theo đó, những ngành nghề được kinh doanh được liệt kê trong Quyết định số 27/2018.

Và, các ngành nghề kinh doanh bị cấm được quy định trong Điều 6 Luật đầu tư 2020 bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; mại dâm; pháo nổ;…

Theo khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IV Luật đầu tư 2020.

Thứ hai, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của việc đăng ký.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chỉ được tiếp nhận khi có đủ các điều kiện sau:

Một là, có đủ các loại giấy tờ phù hợp;

Hai là, tên doanh nghiệp đã được điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tên doanh nghiệp = loại hình doanh nghiệp + Tên riêng; không dùng tên trùng; tên gây nhầm lẫn; tên nhạy cảm);

Ba là, nộp đủ lệ phí theo quy định Thông tư số 47/2019/TT-BTC năm 2019.

Theo quy định tại điều 26 Luật doanh nghiệp năm 2020, có ba phương thức đăng ký doanh nghiệp mà người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể sử dụng là:

“a, Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

b, Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

c, Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử”.

Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao CCCD, CMND, Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký của công ty hợp danh
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao CCCD, CMND, Hộ chiếU/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. 
Hồ sơ đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn 
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ CCCD, CMND, Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký của công ty cổ phần 
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau:

+ CCCD, CMND, Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);

CCCD, CMND, Hộ chiếu/ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền. Ngoài ra còn của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Luật đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123