Amee, Ngọc Trinh, Văn Mai Hương hay mới đây là Châu Bùi là những cái tên “xấu số” của việc bị quay lén. Từ lâu, quay lén đã thực sự trở thành một kiếp nạn đối với rất nhiều người nổi tiếng. Điều này gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của họ. Thế nhưng, liệu có phải chỉ có người nổi tiếng mới bị quay lén? Bạn nghĩ sao nếu một ngày xấu trời những clip nhạy cảm của chính mình bị lan truyền khắp mạng xã hội? Bạn sẽ phải xử lý ra sao?

Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh tại 1 studio tại quận 3, TP Hồ Chí Minh

Pháp luật luôn bảo vệ hình ảnh cá nhân của bạn.

Trước hết, bạn có thể thấy đã từng có rất nhiều trường hợp bỗng dưng “nổi tiếng” sau một đêm do lộ những clip nhạy cảm. Họ bị đặt camera quay lén trong nhà nghỉ, hack camera gia đình hay bị phát tán bởi những người thợ sửa thiết bị di động. Ngoài những biện pháp xử lý ban đầu như thực hiện dò camera, bảo mật dữ liệu cá nhân thì bạn cũng có thể sử dụng pháp luật như một vũ khí để bảo vệ chính bản thân mình khi sự việc “đã rồi”.

Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự, cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Do vậy mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai những thông tin này phải được sự đồng ý của người đó.

Hiện tại, không có định nghĩa cụ thể về quay lén người khác, tuy nhiên, có thể hiểu quay lén là hành vi một người sử dụng một hoặc nhiều phương tiện camera, điện thoại, máy quay… có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.

Quay lén phạm tội gì?

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Xâm phạm đến 2 quyền trên được cho là vi phạm quy định pháp luật.

Thứ nhất, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người ta trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, có 2 trường hợp chụp ảnh mà không cần xin phép. Một là, Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Hai là, Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, thể thao,… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Thứ hai, về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự thì đây cũng là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai những thông tin này cần được cá nhân hoặc gia đình đồng ý.

Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Do đó hành vi quay lén, chụp ảnh lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Khi phát hiện bị lan truyền clip quay lén thì phải làm gì?

Việc quay lén là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ mà có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành chính

Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020 của Chính phủ, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự thì để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác, cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.

Trường hợp thứ nhất, về người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân. Người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự. Thông thường, người có hành vi quay lén hình ảnh, video mang tính chất đời tư cá nhân của người khác và phát tán thì sẽ được coi là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo đó, hình phạt được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.

Trường hợp thứ hai, quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm. Điều này có thể bị truy cứu TNHS về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự. Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Cần làm gì khi bị quay lén?

Mới đây, đã có một trường hợp chủ nhà trọ lắp camera trong phòng trọ của nữ sinh bị Công an Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi “biến thái” của mình. Vậy nên, cần nhiều sự lên tiếng trên thực tế để cơ quan chức năng vào cuộc xử lý kịp thời.

Nữ sinh ở Hà Đông bị chủ trọ đặt camera quay lén

Khi nạn nhân là chính bạn, bạn cần bình tĩnh, tiến hành tới cơ quan công an gần nhất để có thể trình báo về sự việc. Trong trường hợp bạn biết được đối tượng xấu đe dọa hoặc phát tán video clip nhạy cảm của bạn lên môi trường mạng. Bạn có thể liên hệ với Luật sư để tiến hành thực hiện những công việc cần thiết và kịp thời để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Nếu phát hiện bị quay lén, bạn có thể nộp Đơn tố giác tội phạm lên công an địa phương

Hành vi quay lén người khác vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. Vì vậy, bất kì ai có hành vi này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Ai Cũng Có Thể Trở Thành Nạn Nhân Của Kiếp Nạn Quay Lén!”.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123.

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123