Đất đai vốn là một loại tài sản đặc biệt. Chính vì lẽ đó mà tranh chấp đất đai hoàn toàn không hề đơn giản chút nào. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Nội dung tư vấn

Khái niệm về tranh chấp đất đai

Quy định tại khoản 24 điều 3 luật đất đai 2013 thì khái niệm tranh chấp đất đai là gì được hiểu như sau: “24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Từ quy định trên, dễ dàng nhận thấy tranh chấp đất đai là một khái niệm bao hàm cả tranh chấp quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về địa giới hành chính.

Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

Thứ hai, các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai. Trường hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác. 

Thứ ba, nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Đất đai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt, biến động theo nền kinh tế thị trường. Từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị vật chất thu được của đất.

Thư tư, tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. 

Thứ năm, đất đai có những mục đích sử dụng không giống nhau mà nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất. Hành vi vi phạm đã bị xử phạt về việc sử dụng sai mục đích trên thực tế rất nhiều…

Phân loại tranh chấp đất đai

Thứ nhất: Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.

Dạng tranh chấp này thường nói đến đến các loại tranh chấp như:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng;
  • Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác;
  • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính…

Thứ hai: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Có thể nhận thấy các loại tranh chấp này thường là: tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Thứ ba: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.

Trên đây nội dung tư vấn về “Tranh chấp đất đai là gì?”Pháp Trị  hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc muốn được tư vấn về các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123