Mua bán trái phép vật liệu nổ là một hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm. Như chúng ta đã biết, vật liệu nổ là nguy hiểm và không được sử dụng trong đời sống hằng ngày cũng như buôn bán đại trà, người bua bán trái phép vật liệu nổ đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy tội mua bán trái phép vật liệu nổ được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
    Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ 2017

Nội dung tư vấn

Vật liệu nổ là gì? 

Quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ năm 2017, có thể hiểu rằng:

“7. Vật liệu nổ được gọi là một sản phẩm dưới tác động của vật thể xung kích thích ban đầu, gây nên phản ứng hóa học mạnh, tỏa nhiệt nhanh, phát sáng, tạo ra tiếng nổ to bao gồm như:

a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ”.

Căn cứ tại Điều 305 của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội tàng trữ vận chuyển, chế tạo, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định về Những mức hình phạt mà các đối tượng gây ra phải chịu. Có thể là phạt tù từ 1 đến 5 năm ở mức độ nhẹ nhất. Có thể phạt tù từ 3 năm đến 10 năm hoặc lên đến 7 năm đến 15 năm và tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với những trường hợp mà gây hậu quả nghiêm trọng. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho con người cũng như xã hội để áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và áp dụng pháp luật đối với chủ thể có hành vi trái với pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Yếu tố cấu thành nên tội phạm sẽ nằm ở các mặt chủ yếu như là: mặt khách quan của tội phạm đó là dấu hiệu của những hành vi nguy hiểm cho xã hội như là tính trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả và hậu quả mà tội phạm xảy ra.

Đối với mặt chủ quan có phải là lỗi cố ý hay vô ý cũng như là động cơ tội phạm thúc đẩy việc chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Về khách thể của tội phạm chính là các quan hệ xã hội khi mà được Luật hình sự bảo vệ và có khả năng bị xâm phạm bởi các chủ thể gây tội.

Chủ thể của tội phạm chính là một cá nhân cụ thể thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đạt được độ tuổi khi mà pháp luật quy định.

Mức xử phạt đối với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ

Tùy vào mức độ hành vi của chủ thể vi phạm, pháp luật sẽ quy định hình phạt để xử lý hành vi vi phạm đó. Đối với hình phạt cho hành vi mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ, hình phạt được quy định tại Điều 305 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. 316 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. 317 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Tội mua bán trái phép vật liệu nổ được quy định như thế nào?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123