Người tiến hành tố tụng phải bị thay đổi sau khi có đủ căn cứ cho rằng có sự không vô tư, khách quan trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của họ. Vậy thẩm quyền và thủ tục của quá trình này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng

Xuất phát từ việc giải quyết vụ án dân sự trước phiên tòa do Thẩm phán thực hiện, còn tại phiên tòa do hội đồng xét xử thực hiện, dẫn đến thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trước phiên tòa và tại phiên tòa có sự khác nhau.

Trước khi mở phiên tòa

Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của TAND: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTDS 2015 việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Đồng thời, cũng quy định rõ các trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền hay đổi thuộc về Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.

Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của VKSND: Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTDS 2015, việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

Tại phiên tòa

Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của TAND: Căn cứ theo quyết định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS 2015, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Nếu phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Việc cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi do Chánh án Tòa án quyết định; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.

Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của VKSND: Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLTTDS, thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng của VKSND tại Tòa án cũng do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng VKS thì do Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp quyết định.

Trước khi mở phiên họp

Thẩm quyền thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.

Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định.

Tại phiên họp

Thẩm quyền thay đổi Thẩm phá, Thư ký phiên họp do Chánh án Tòa án đang giải quyết việc dân sự quyết định nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án thì thẩm quyền thuộc Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định. Mặt khác, nếu việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp sẽ do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 313a luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS thì tại phiên hợp thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 368 BLTTDS lại quy định thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên thuộc về Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

Ưu điểm của sự thay đổi này là tạo sự thuận tiện, nhanh gọn trong quá trình giải quyết việc dân sự. Bởi lẽ, Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự là những người đang trực tiếp tiến hành phiên họp. Khi phải thay đổi Kiểm sát viên thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên họp và thông báo cho Viện kiểm sát

Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp

Khoản 1 Điều 55, khoản 1 Điều 61 BLTTDS 2015 quy định về việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do và căn cứ của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Tại phiên tòa, phiên họp

Khoản 2 Điều 55, khoản 2 Điều 61 BLTTDS quy định việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng phải ghi vào biên bản của phiên tòa. Đồng thời, quy định cụ thể việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng của TAND tại phiên họp giải quyết việc dân sự phải được ghi vào biên bản phiên họp.

Trên đây nội dung tư vấn về vấn đề.“Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng”Pháp Trị mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn được tư vấn về các vấn đề khác vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123