Trong quá trình hội nhập, Việt Nam dần thể hiện vị thế của mình là một môi trường kinh doanh hấp dẫn và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Điều đó đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Vậy cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì thực hiện theo hình thức nào. Hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật là gì? Hãy cùng Pháp trị tìm hiểu về các hình thức đầu tư theo luật Đầu tư  trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Đầu tư là gì?

Hiện nay không có một văn bản nào quy định cụ thể về khái nhiệm này. Hiểu theo cách phổ thông thì đầu tư là việc bỏ một số vốn ra thực hiện kinh doanh nhằm thu về một khoản lãi nhất định. Tuy chưa có khái niệm đầu tư nhưng tại Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 lại có quy định về đầu tư kinh doanh. Cụ thể: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”.

Hình thức đầu tư là gì?

Hình thức đầu tư trong Tiếng Anh là Forms of investment. Nghĩa là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy định pháp luật. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các hình thức đầu tư đã được nhất thể hóa thành một khung pháp lí áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này xuất phát từ tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam ngày càng sâu rộng.

Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. Chi tiết về các hình thức đầu tư này được hiểu như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đàu tư góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp

Tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thứ hai, việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư hình thức hợp đồng BCC:

Thứ nhất, Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thứ hai, Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

Thứ ba, các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Đầu tư 2020 thì có tất cả 5 hình thức đầu tư bao gồm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư

  • Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án thuộc trường hợp phải xin cấp chủ trương đầu tư.
  • Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư là khác nhau theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư được giao cho ba chủ thể đó là: Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký đầu tư

  • Sau khi được cấp chủ trương đầu tư. Chủ dự án phải thực hiện bước tiếp theo là xin cấp giấy phép đầu tư.
  • Riêng các dự án không phải xin cấp chủ trương đầu tư. Đây là bước đầu để thành lập doanh nghiệp.
  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Theo Luật Đầu tư hiện hành có mấy hình thức đầu tư?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123