Trong quá trình thu hồi đất, thì bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất. Nếu vậy, pháp luật quy định về quy trình này như thế nào? Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Và song song với nó là chính sách bồi thường để người sử dụng đất có quyền sử dụng đất bị thu hồi có thể an cư, lập nghiệp.
Quy trình giải phóng mặt bằng
Quy trình giải phóng mặt bằng cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận thông báo thu hồi đất
Trước khi quyết định thu hồi đất, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi một thông báo thu hồi đất. Với phần diện tích đất nông nghiệp thì trước 90 ngày, còn với đất phi nông nghiệp thì sẽ có thông báo trước 180 ngày. Phần thông báo này ngoài việc gửi trực tiếp đến tận tay người dân có đất nằm trong diện thu hồi, thì còn được phát thanh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, công cộng tại khu vực đó.
Bước 2: Thu hồi đất
Thẩm quyền thu hồi đất cụ thể gồm có:
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,….
- UBND cấp huyện sẽ có quyền quyết định thu hồi đất thuộc các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư,…
- UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức lẫn hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3: Thống kê tất cả các tài sản có trên diện tích đất
Quá trình kiểm kê, thống kê tài sản có trên đất sẽ do UBND cấp xã cùng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, người sở hữu, sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp để công việc thống kê tài sản diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Trong trường hợp bên sử dụng đất không phối hợp thì cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thuyết phục. Sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, thì Chủ tịch UBND huyện sẽ đưa ra biên bản cưỡng chế và thực hiện kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4: Lập phương án bồi thường
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng chính là đơn vị tổ chức, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Họ sẽ hỗ trợ, bồi thường và thực hiện tái định cư cho dân đúng như nội dung quy định bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến của dân
Trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng thì việc tổ chức lấy ý kiến của dân được coi là bước khó khăn nhất. Tất cả các ý kiến của người dân sẽ được đối thoại trực tiếp và đơn vị có trách nhiệm bồi thường sẽ phải đưa ra những thỏa thuận hợp lý để người dân chấp nhận phương án bồi thường.
Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường
Những đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường sẽ tiến hành hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ bồi thường theo ý kiến, đóng góp, cũng như thỏa thuận với người dân. Phê duyệt phương án bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện. Quy trình này thường diễn ra trong 1 ngày.
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường
Sau 30 ngày khi có quyết định thu hồi đất, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành chi trả, bồi thường, hỗ trợ người dân có diện tích đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
Trên đây nội dung tư vấn về “Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng”. Pháp Trị hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc muốn được tư vấn về các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123