Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được đảm bảo, hỗ trợ một phần thu nhập trong lúc thai sản, ốm đau, tai nạn, nghỉ hưu… Pháp luật quy định thế nào về bảo hiểm xã hội bắt buộc? Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định số 58/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

BHXH gồm có 2 loại hình là

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc 
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ theo Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 khái niệm BHXH bắt buộc được hiểu như sau: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Không phải người lao động nào cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại  Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm các đối tượng sau:

Đối với người lao động

Người lao động là công dân Việt Nam: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;…

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Đối với người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là công dân Việt Nam: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.

Người sử dụng lao động là công dân nước ngoài: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy BHXH bắt buộc được áp dụng cho rất nhiều các đối tượng khác nhau. Việc tham gia BHXH bắt buộc sẽ giúp người lao động được hưởng nhiều lợi ích hơn so với BHXH tự nguyện.

Các chế độ của BHXH bắt buộc

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản, cụ thể là: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất.

So với người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thêm 3 chế độ là chế độ ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tỷ lệ đóng vào các quỹ BHXH bắt buộc sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp hơn với thực tại nền kinh tế xã hội.

Căn cứ tính mức đóng BHXH theo quy định của pháp luật: Mức đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN theo quy định tại Điều 85, Điều 86, Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Năm 2021 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng vì vậy mức đóng BHXH tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.

Ý nghĩa của việc đóng BHXH bắt buộc

Theo Luật BHXH năm 2014, “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Như vậy, chính sách BHXH được thực hiện trên cơ sở huy động sự đóng góp, tích lũy của người lao động khi còn trẻ, còn khỏe mạnh để bảo đảm ổn định thu nhập khi gặp phải các rủi ro.

Mức xử phạt khi không đóng BHXH

Nếu công ty không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.Còn nếu trường hợp công ty không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123