Việt Nam hiện tại phát triển theo định hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đăng ký kinh doanh không bị hạn chế, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh lại được áp dụng các điều kiện nhất định. Khi bắt đầu kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, chúng ta đều phải lo về rất nhiều thủ tục liên quan tới pháp lý. Trong đó chúng ta đều sẽ nên quan tâm ngành nghề mình kinh doanh có cần điều kiện gì không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn 

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi. Các cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, vì một số lí do có thể lưu ý như an ninh, quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định 1 số ngành nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Hiện nay, cá nhân và tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực miễn là pháp luật không cấm. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư

Ngành nghề kinh doanh là ngành, nghề mà thực hiện việc hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. ( theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020)

Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều được đăng tải trên cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của thừng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.

Kinh doanh trong ngành, nghề có điệu kiện cần gì?

Các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm hoặc các yêu cầu khác… Chính là điều kiện được yêu cầu bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện.

Giấy phép kinh doanh

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ và tên viết tắt, tên nước ngoài
  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số xuất nhập khẩu
  • Địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của giấy phép bao gồm ngày cấp
  • Các nội dung khác được cập nhật

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.

Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…Xử lý các hành vi không thực hiện Đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Hình thức xử phạt hành vi không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5, Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP khi tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng không thực hiện thủ tục ĐĂNG KÝ với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt với mức phạt như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với  Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính”

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta, các hành vi kinh doanh trái phép như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật phải có giấy phép sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến “Quy định pháp luật của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123