Giám hộ là một chế định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhóm người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi… Cùng Pháp Trị tìm hiểu kỹ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Giám hộ là gì?

Tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”

Có thể hiểu rằng, giám hộ là việc cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Người được giám hộ là ai?

Quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015, người được giám hộ gồm:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; 
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Có thể nhận thấy quy định của pháp luật về người được giám hộ tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Những người này là nhười chưa thành niên mà không có khả năng tực chăm sóc, nhận được được sự giáo dục từ cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự. Họ không thể bằng hành vi của mình để xác lập các quyền, nghĩa vụ của bản thân do không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Người giám hộ

Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

Giám hộ đương nhiên: Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.

Giám hộ được cử: Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.

Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 đó là:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Những điều kiện tiên quyết này nhằm đảm bảo cho người được giám hộ có đủ các điều kiện cần thiết nhất để thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của mình. Đảm bảo khả năng người giám hộ khi thay mặt họ thực hiện việc xác lập thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người được giám hộ được bảo vệ một cách tối đa.

Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

  •  Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định;
  • Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
  • Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
  • Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người khác được quy định là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện việc cử người giám hộ theo quy định.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Quy định của pháp luật về người giám hộ. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123