Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là yếu tố quan trọng. Nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi của một người đối với một người khác. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 351  Bộ luật dân sự năm 2015: “Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

Theo đó, vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý 02 trường hợp ngoại lệ. Bên có nghĩa vụ mặc dù vi phạm nghĩa vụ nhưng không phải chịu trách nhiệm dân sự đó là:

Trường hợp 1: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ. Do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trường hợp 2: Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Tóm lại, có thể hiểu rằng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là “hậu quả bất lợi” mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu. Trách nhiệm dân sự luôn có tính tài sản, tức là phải liên quan trực tiếp đến tài sản. Vì lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự hướng đến bao giờ cũng mang tính tài sản.

Vì vậy, trách nhiệm dân sự chính là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm nghĩa vụ một lợi ích vật chất nhất định. Hoặc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu không có thiệt hại xảy ra. Dựa vào căn cứ này chúng ta có thể phân chia trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thành 02 loại:

  • Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ

Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

  • Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện. Thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó. Nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
  • Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện. Thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác. Nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
  • Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền. Thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền: Được xác định theo thỏa thuận của các bên. Nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất. Thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.

Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể:

  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc
  • Tự mình thực hiện hoặc Giao người khác thực hiện công việc đó. Và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại

Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó. Thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện. Khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ: Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ. Làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ. Thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra. Thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Theo đó, có thể khẳng định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm 03 yếu tố:

  • Có hành vi trái pháp luật: là loại trách nhiệm pháp lý nên nó phát sinh trên cơ sở có sự vi phạm pháp luật;
  • Có thiệt hại xảy ra: nếu không có thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường;
  • Có mối quan hệ nhân quả: chúng phải có sự liên hệ với nhau thì mới có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong đó: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần:

  • Thiệt hại về vật chất” là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Căn cứ trên mức độ thiệt hại – hậu quả của hành vi chủ thể đem lại trên thực tế. Để xác định việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Thông thường sẽ được quy đổi thành tiền mặt để bồi thường thiệt hại. Và đền bù tổn thất về mặt tinh thần cho người chịu thiệt hại.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123