Thông thường mọi người đều hiểu rằng ai được để lại di chúc, có tên trong di chúc thì mới được thừa kế tài sản. Tuy nhiên cách hiểu này không hoàn toàn đúng nên thực tế đã xảy ra nhiều chuyện hi hữu.

Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thường mọi người đều hiểu rằng, ai được để lại di sản, có tên trong di chúc thì sẽ được hưởng; còn người nào không có tên trong di chúc thì không đương nhiên không được hưởng di sản.

Tuy nhiên cách hiểu này không hoàn toàn đúng.

Những ai được hưởng di sản thừa kế dù không có tên trong di chúc? - 1
Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nhóm đối tượng sau đây vẫn được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật, nếu người để lại di chúc không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn số 2/3 suất đó.

Những người đó gồmCon chưa thành niên; Con thành niên mà không có khả năng lao động; cha; mẹ; vợ; chồng.

Thông qua ví dụ sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn quy định.

Con trai mới lập gia đình chưa có con cái, tiết kiệm được 900 triệu đồng, vì bạo bệnh nên trước khi mất anh làm di chúc hoàn toàn số tiền này cho cô vợ mới cưới, mà không để lại cho cha, mẹ đẻ bất cứ một đồng nào. Dù cha mẹ anh rất nghèo khó, sống vất vả có bao nhiêu tiền đã vun vén hết cho người con trai duy nhất.

Sau khi chồng mất chưa đủ 49 ngày thì người vợ trẻ đã đưa bạn trai về nhà để cùng sinh sống. Bố mẹ chồng không chấp nhận được việc làm thiếu đạo lý này nên đã đề nghị đòi lại số tiền con trai để lại trong di chúc.

Phân tích trong trường hợp này có thể thấy rằng: Có 3 người được hưởng di sản thừa kế gồm vợ; bố đẻ, mẹ đẻ.

Di sản gồm 900 triệu đồng. Mỗi suất thừa kế nếu được chia theo pháp luật sẽ được hưởng 300 triệu đồng.

Do con đẻ không cho nên cha mẹ không được hưởng thừa kế. Căn cứ theo điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cha đẻ được hưởng 2/3 của suất 300 triệu đồng tương ứng là 200 triệu đồng; mẹ đẻ được hưởng 2/3 của suất 300 triệu đồng tương ứng là 200 triệu đồng.

Khi này cô vợ chỉ còn được hưởng 500 triệu đồng.

Pháp luật quy định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc xuất phát từ nguyên tắc pháp lý và đạo đức chung: Cha mẹ có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động. Con cái có tài sản có trách nhiệm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.

Khi thấu hiểu, áp dụng đúng các quy định trên đây sẽ giúp cho người lập di chúc, người được hưởng, không được hưởng thừa kế biết cách hành xử hợp pháp, hợp tình đối với việc lập di chúc, việc phân chia và hưởng di sản thừa kế.

>> Xem thêm: Người được thừa kế chết trước người lập di chúc, tài sản giải quyết thế nào (phaptri.com.vn)

Nguồn: Những ai được hưởng di sản thừa kế dù không có tên trong di chúc? | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123