Cocacola, pepsi, apple ..v.v.. Tất cả những công ty trên đều có một đặc điểm riêng để người dùng có thể nhận biết dễ dàng. Đó chính là nhãn hiệu của các công ty đó, vậy nhãn hiệu là gì? Vì sao chúng ta nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019;

Nội dung tư vấn

Nhãn hiệu là gì?

– Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019:

Nhãn hiệu được giải thích là: Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ). Có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều). Hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Do đó nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay dịch vụ. Do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa, dịch vụ cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.

– Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này. Hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế. Mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có thể xem xét hai tiêu chí sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu phải độc đáo. Hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác;

Thứ hai, nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/ dịch vụ có thể gây hiểu lầm. Hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội,

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,… Chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,…  Đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều ý thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu. Để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng họ lại không hề để ý đến sự quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này mang lại  nhiều rủi ro pháp lý cho chính doanh nghiệp về sau này. Doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có nguy cơ bị người khác đăng ký trước nhãn hiệu của mình đang sử dụng. Doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ có được  sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Điều này sẽ ngăn cản người khác tiếp cận sản phẩm trùng hoặc tương tự. Dưới một nhãn hiệu hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn.

Việc chúng ta không bảo hộ nhãn hiệu, có thể khiến cho các đối thủ sử dụng nhãn hiệu của mình tùy tiện. Làm giảm thu nhập của doanh nghiệp mình. Người dùng cũng sẽ vì sự nhầm lẫn này mà mua phải sản phẩm kém chất lượng, không phải do doanh nghiệp của mình tạo ra. Nhưng có nhãn hiệu gần giống hoặc giống hoàn toàn.

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước. Sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định dựa trên dữ liệu mà cá nhân, tổ chức cung cấp. Trên cơ sở quy định của luật đối với nhãn hiệu. Trong trường hợp cá nhân “chiếm quyền” nộp hồ sơ được thông qua sau quá trình kiểm định của Cục sở hữu trí tuệ. Cá nhân, tổ chức đó sẽ được cấp văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu này. Vì vậy, doanh nghiệp cần cảnh giác cao độ với các hành vi chiếm quyền. Trước các hành vi “chiếm quyền” đến từ bất kì cá nhân, tổ chức nào khác, doanh nghiệp cần hành động quyết liệt để dành lại quyền thuộc về mình.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện. Để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu. Và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là căn cứ để cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ cũng như tự mình thực hiện quyền của mình. Trước dấu hiệu nhận biết sản phẩm/ dịch vụ mà cá nhân, tổ chức kinh doanh trên thị trường.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Không chỉ mang lại những giá trị thương mại cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể như sau:

“- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; “

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây nội dung tư vấn về câu hỏi.“Nhãn hiệu là gì? Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?”Pháp Trị  mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn cần được tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123