Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Vậy người được hưởng án treo liệu có được đi làm như những người khác?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP;

Nội dung tư vấn

Án treo là gì?

Án treo thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng tại cộng đồng. Với sự giúp đỡ tích cực của xã hội cũng như gia đình.

Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Vậy án treo là biện pháp miễn hạn tù có điều kiện đối với người bị kết án tù không quá 03 năm. Án treo được xem là một biện pháp khoan hồng của pháp luật. Đối với trường hợp người phạm tội. Án treo nhằm khuyến khích người phạm tội cải tạo để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Và sẽ phải chấp nhận hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách người đó lại phạm tội

Điều kiện để được hưởng án treo

Án treo có thể nói là mong muốn của rất nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng có thể được hưởng án treo theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cũng đã nêu ra về điểu kiện để được hưởng án treo:

“1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Có thân nhân tốt.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên.

4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.

5. Xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội”.

Ngoại trừ những trường hợp được quy định tại: Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP là nhưng trường hợp không được hưởng án treo.

Người hưởng án treo có được đi làm không?

Như đã nói ở trên có thể thấy người hưởng án treo không phải chịu án tù. Được sự khoan hồng của pháp luật để họ không bị cách ly khỏi xã hội. Vậy thì họ có được phép đi làm để cải thiện kinh tế bản thân và gia đình hay không?

Câu trả lời được nêu rõ tại Điều 88 Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:

“1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.

2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.

4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, pháp luật không chỉ cho phép người hưởng án treo đi làm. Mà còn tạo điều kiện tìm việc làm cho họ tại nơi cư trú. Hưởng án treo chỉ hạn chế một phần quyền của bản thân người phạm tội. Đó là cái giá họ phải trả khi thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Người bị phạt án treo có được đi bầu cử không?

Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:

“Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

Như vậy: Công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo. Nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Người được hưởng án treo có được đi làm không?. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123