Trên thực tế, có nhiều trường hợp một người có người thân đứng ra mượn tiền. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà người ấy mất không thể thực hiện nghĩa vụ với khoản nợ đó. Vậy thì ai sẽ là người đứng ra để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đó? Nghĩa vụ đó được thực hiện đến khi nào? Nếu người thực hiện nghĩa vụ không có tài sản thì sao?Cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào?
Trong đời sống thường ngày, khi nhắc đến nợ, ta có thể hiểu nó là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định, tính theo thời điểm…
Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, nợ lại được định nghĩa như sau: Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cách xác định nợ do người chết để lại
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.
Di sản người chết chưa được phân chia
Lúc này, tài sản sẽ được giao cho người quản lý di sản trong coi, gìn giữ. Người quản lý di sản là những người được chỉ định trong di chúc. Hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra người đại diện. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này.
Nghĩa vụ trả nợ lúc này vẫn sẽ được người quản lý di sản thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Căn cứ theo khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.
Di sản người chết đã được phân chia
Trường hợp này, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng. Tuy nhiên, nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận. Nghĩa là dù di chúc có quy định rõ ai là người có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ. Nhưng họ cũng chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tương ứng với phần di sản mình được nhận. Căn cứ theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự.
Các tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến hiện nay và cách giải quyết
Hiện nay, có hai loại tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến, bao gồm:
- Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ
- Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ
Việc người vay nợ ngã xuống, không chỉ bản thân những đồng thừa kế xảy ra tranh chấp. Mà dẫn đến cả tranh chấp giữa các đồng thừa kế với các chủ nợ. Vay nợ ít trường hợp mà có giấy tờ viết tay rõ ràng nên khó xác định được chính xác số tiền vay nợ. Người mất thì cũng đã mất không thể đưa ra đối chứng được nên việc mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi…
Khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp
Đối với loại tranh chấp thứ nhất
Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ. Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Bởi vì nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào phần di sản người thừa kế nhận được. Vậy nên, các trường hợp tranh chấp về việc ai có nghĩa vụ trả nợ này dưới góc độ pháp lý đều được xem là khởi kiện nhằm bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Vậy nên, theo khoản 2 Điều 623 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với loại tranh chấp thứ hai
Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ. Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Căn cứ khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Chủ nợ có quyền khởi kiện bất kỳ lúc nào trong khoản thời gian 03 năm này.
Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Nghĩa vụ trả nợ cho người chết”. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123