Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người sử dụng lao động buộc lao động phải tuân theo. Đây là cơ sở để đảm bảo quan hệ lao động được diễn ra đúng theo mong muốn của người sử dụng lao động. 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Tại Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định”.

Có thể hiểu đó là hoạt động xử lý vi phạm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi người lao động có những hành vi vi phạm nội quy lao động hoặc vi phạm theo pháp luật lao động, hành vi này gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc, nếu người lao động vi phạm thì tùy thuộc theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà người lao động này sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động.

Các hình thức kỷ luật

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động đó là:

Khiển trách: Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động. Khiển trách được hiểu là việc người lao động bị nhắc nhở, bị phê phán nghiêm khắc về hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khiển trách có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với trường hợp vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ hoặc theo nội quy lao động và thỏa ước lao động nếu có quy định.

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng: Thời hạn để người lao động được nâng lương thường xuyên sẽ bị kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất định so với quy định thông thường.

Cách chức: Cách chức được áp dụng khi người lao động đang giữ một chức vụ nhất định và hành vi vi phạm ảnh hưởng đến phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của người vi phạm.

Sa thải: Sa thải được hiểu là việc buộc thôi việc, buộc chấm dứt quan hệ lao động với người lao động vì những hành vi vi phạm kỷ luật này của người lao động này. Hình thức sa thải trong những trường hợp sau đây: Trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc…

Quy trình xử lý kỷ luật

Bước 1: Xác minh hành vi vi phạm

Khi phát hiện hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật

Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động phải tiến hành trong thời hiệu 06 tháng kể từ ngày có hành vi vi phạm. Hoặc 12 tháng đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến:

  • tài chính;
  • tài sản;
  • tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh.

Ngoài ra, có thể kéo dài thêm không quá 60 ngày trong một số trường hợp đặc biệt khác.

Cuộc họp xử lý kỷ luật sẽ trước khi tiến hành phải:

  • Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật cho người lao động vi phạm kỷ luật hoặc Tổ chức đại diện người lao động/Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
  • Cuộc họp xử lý kỷ luật đảm bảo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc thời gian, địa điểm các bên đã thỏa thuận và phải được lập thành biên bản và có chữ ký của người tham dự.

Bước 3: Ban hành quyết định kỷ luật

Quyết định kỷ luận ban hành dựa trên biên bản họp trước đó. Quyết định phải được ban hành trong thời hạn xét kỷ luật.

Bước 4: Thông báo công khai quyết định kỷ luật

Quyết định kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh vi phạm

Người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động để tiến hành xác mình. Việc đình chỉ khi và chỉ khi vi phạm có những tình tiết phức tạp. Việc tạm đình chỉ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên.

Lưu ý khi tạm đình chỉ để xác minh vi phạm:

Về thời hạn: không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt phức tạp cũng không được quá 90 ngày.

Về tiền lương: Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương. Trường hợp không bị xử lý kỷ luật thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc và được nhận trở lại làm việc. Trường hợp bị xử lý kỷ luật, không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

Lưu ý khi xử lý kỷ luật

Doanh nghiệp chỉ được xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm đã được quy định. Tại Khoản 3 điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cấm xử lý đối với:

  • Người lao động có hành vi vi phạm không có trong nội quy lao động;
  • Không có trong thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết;
  • Pháp luật về lao động không có quy định.

Việc xử lý kỷ luật người lao động bắt buộc phải tuân theo quy định pháp luật. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 với mức phạt cao nhất lên tới 15.000.000 đồng đối với hành vi đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Kỷ luật lao động là gì?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123