Vì nhiều lý do mà có những gia đình không đăng ký khai tử cho người đã chết với cơ quan chức năng. Có một số người còn có chủ đích không khai tử cho người đã chết nhằm trục lợi tiền bảo hiểm, lương hưu hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác… Thậm chí có người chưa mất đã được con cái đăng ký khai tử. Vậy hành vi này có bị phạt hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
  • Luật hộ tịch năm 2014

Nội dung tư vấn

Khai tử theo quy định pháp luật 

Khai tử là quyền nhân thân của mỗi người. Được quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân chết phải được khai tử”. Khai tử là thủ tục pháp lí nhằm xác nhận sự kiện một người đã qua đời và xác định sự chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó, đồng thời, là phương tiện để Nhà nước theo dõi biến động dân số của mình. Khi một người qua đời, người thân của họ phải làm thủ tục đăng ký khai tử và kết quả của thủ tục này là Giấy khai tử.

Thủ tục khai tử nhằm thông báo với cơ quan nhà nước về tình trạng một cá nhân. Từ đó, xác nhận việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người đó. Hoặc mở ra quan hệ pháp luật khác như thừa kế của người đó.

Trình tự, thủ tục khai tử 

Thủ tục khai tử được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch. Gồm các bước như sau:

Bước 1: Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Nộp kèm Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và trả giấy hẹn trả kết quả

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có thẩm quyền trả công dân giấy khai tử cho người đã mất. Trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi thì UBND cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ.

Lưu ý: Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; địa điểm chết và nguyên nhân chết.

Thẩm quyền đăng ký khai tử

Thẩm quyền đăng ký khai tử quy định Điều 32 Luật hộ tịch năm 2014. Cụ thể là tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Không đăng ký khai tử cho người đã chết bị phạt như thế nào?

Trường hợp không thực hiện đăng ký

Với những lý do riêng mà người thân không đăng ký khai tử cho người chết thậm trong một thời gian dài để mang lại lợi ích riêng việc này là vi phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hộ tịch 2014; quy định về thời hạn khai tử như sau:

“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”.

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết, người thân thích phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đó.

Trường hợp đăng ký không đúng hạn

Trường hợp quá thời hạn mà cố tình không đăng ký khai tử quy định tại điểm a khoản 3 Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi”.

Người có hành vi không đăng ký khai tử nhằm trục lợi là vi phạm pháp luật. Và mức xử phạt đối với hành vi này có thể lên đến 20.000.000 đồng.

Người đi khai tử quá hạn phải nộp những loại giấy gì?

Khai tử quá hạn nếu không phải là cố ý sẽ không bị phạt. Trường hợp này, bạn sẽ thực hiện thủ tục khai tử một cách bình thương. Người đi đăng ký khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ sau:

  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử.
  • Giấy tờ thay cho Giấy báo tử Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú
  • Đơn đề nghị giải quyết việc đăng ký khai tử quá hạn

Sinh, lão, bệnh, tử vốn là chuyện đương nhiên. Khai tử cho ngươi thân của mình nhằm xác nhận về sự kiện một người đã qua đời. Đăng ký khai tử nhằm chấm dứt năng lực pháp luật của người đó. Pháp luật nghiêm cấm hành vi trục lợi từ việc không đăng ký khai tử. Hành vi này vừa sai về quy định pháp luật vừa trái với đạo đức lương tâm của con người.

Mời bạn đọc xem thêm: Từ vụ bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch: Luật quy định thế nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Không đăng ký khai tử cho người đã chết có bị sao không?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123