Các đương sự trong vụ án dân sự gồm có: nguyên.đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu.cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trên thực tế, có thể là cố tình hoặc có nhiều lý do để.đương sự không có mặt tại phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ. Vậy việc đương sự vắng mặt, không có mặt tại phiên toà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc xét xử?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai?

Theo Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự như sau: Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân.bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân.bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự được phép vắng mặt tối đa bao nhiêu lần?

Quy định cụ thể tại Điều 227 BLTTDS 2015:

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự.hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải.có mặt tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa nếu có.người vắng mặt, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. 

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, mà đương sự vẫn không có mặt, Toà án sẽ xử lý cụ thể như sau

  • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi.kiện lại đối với yêu cầu đó theo quy định của pháp luật;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng.mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt

Trên cơ sở xác định yêu cầu, địa vị pháp lý của các đương sự và.ở từng trường hợp vắng mặt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm. Pháp luật tố tụng dân sự quy định về hậu quả pháp lý như sau:

Trường hợp thứ nhất, Toà án tiếp tục xét xử vắng mặt

Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các trường hợp Tòa án tiếp tục xét xử.vắng mặt khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm:

  • Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại.diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  • Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện tham gia phiên tòa thì những người này có thể đại diện cho đương sự tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  • Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015.

Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa, sau đó bỏ về mà không.có lý do chính đáng thì có thể suy đoán là họ đã tự từ bỏ quyền của mình. Khi đó, Tòa án tiếp tục xét xử vụ án và coi đương sự đó vắng mặt. Nếu do tình trạng sức khỏe hoặc sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt.

Khi xét xử thì tại phiên tòa, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận, ghi vào biên bản phiên tòa và quyết định công nhận sự thỏa thuận này sẽ có hiệu lực (Điều 213 BLTTDS năm 2015). Đương sự vắng mặt vẫn có quyền kháng cáo đối.với bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Trường hợp thứ hai, Tòa án phải hoãn phiên tòa.

Vì tính chất quan trọng khi tham gia phiên tòa của các chủ thể trong quan hệ tố tụng, các trường hợp Hội đồng xét xử.phải hoãn phiên tòa được quy định tại Điều 227 BLTTDS năm 2015.

Trường hợp thứ ba, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

Tại lần triệu tập thứ hai, trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính.đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa và không yêu cầu xét xử vắng mặt. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong trường hợp này, có thể suy đoán là họ đã từ bỏ việc khởi kiện,.đối tượng của vụ án không còn tồn tại, do vậy việc giải quyết vụ án cần chấm dứt. Khi đó, số tiền tạm ứng án phí nguyên đơn đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước. Nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định của pháp luật.

Lưu ý, nếu vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn và (hoặc) yêu cầu độc.lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án vẫn phải xem xét.để giải quyết các yêu cầu này. Có thể có trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ.trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

Như vậy, về mặt quy định thì vẫn có thể xét xử vắng mặt.bị đơn, tuy nhiên quá trình giải quyết sẽ kéo dài hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Đương sự được phép vắng mặt tối đa bao nhiêu lần?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123