Sơ yếu lý lịch thể hiện những thông tin về nhân thân, về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh chính trị-xã hội, trình độ văn hóa chuyên môn, quá trình tham gia công tác, … Của công dân và thường được sử dụng vì mục đích học tập, xin việc làm hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị – xã hội…

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2020/TT-BTP

Nội dung tư vấn

Công chứng sơ yếu lý lịch đúng hay sai?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc công dân khi xin xác nhận Sơ yếu lý lịch phải chứng thực hay công chứng. Hệ quả mà nó mang lại chính là có cơ quan xác nhận khai đúng sự thật. Có cơ quan xác nhận người dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có cơ quan xác nhận chữ ký của người khai trong lý lịch, có cơ quan chỉ đóng dấu Ủy ban nhân dân mà không ghi nội dung xác nhận …

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng để chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân. Việc chứng thực chữ ký được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau: “Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực”.

Việc chứng thực được thực hiện theo mẫu lời chứng, mẫu sổ chứng thực Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể:

“2. Lời chứng chứng thực chữ ký

a) Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày …….. tháng ……. năm ……. (Bằng chữ ……………………………………)

Tại ……………………, ….. giờ ….. phút. Tôi ………………….., là ……………

Chứng thực

Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số ….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… – SCT/CK, CĐ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu”.

Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung người yêu cầu chứng thực đã ghi trên Sơ yếu lý lịch.

Vì vậy, người có yêu cầu chứng thực được tạo điều kiện trong việc có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện :

  • UBND phường, xã (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú);
  • Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú);
  • Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mặc dù sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng không phải ai cũng được chứng thực ngay mà còn phải chuẩn bị thêm nhiều giấy tờ và điều kiện đi kèm nữa.

Chính vì vậy, khi muốn chứng thực loại giấy tờ này, mọi người cũng nên lưu ý để có thể hoàn thành giấy tờ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị để chứng thực Sơ yếu lý lịch bao gồm::

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Sơ yếu lý lịch.

Như vậy, mỗi khi mang mẫu sơ yếu lý lịch cho cơ quan chức năng để chứng thực. Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ tùy thân khác nhau để đối chiếu, bao gồm: chứng minh nhân dân, bản photo chứng minh nhân dân, bản sao của cơ quan đăng ký, bản sao giấy khai sinh và giấy khai sinh photo từ bản gốc. Văn bản, giấy tờ muốn chứng thực.

Trong trường hợp bạn muốn chứng thực sơ yếu lý lịch cùng với các chứng từ khác trong hồ sơ xin việc. Bạn cần mang bản chính của các chứng từ có trong hồ sơ đến. Để đơn vị chứng thực dễ dàng đối chiếu và tiến hành việc chứng thực.

Mục đích của việc cần đến những giấy tờ trên là để đơn vị chứng thực có cơ sở pháp lý. Để có thể đối chiếu các thông tin trong bản phô tô với bản gốc. Nếu như thiếu một trong những giấy tờ trên thì bạn sẽ không được yêu cầu chứng thực bản sơ yếu lý lịch nữa. Vậy nên hãy kiểm tra giấy tờ thật cẩn thận.

Thời hạn thực hiện

Thời hạn chứng thực Sơ yếu lý lịch được nêu tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

  • Ngay trong ngày yêu cầu.
  • Nếu tiếp nhận sau 15 giờ thì trong ngày làm việc tiếp theo.

Chi phí thực hiện

Mức phí này được quy định tại Điều 4 Thông tư số 226/2016/TT-BTC là 10.000 đồng/trường hợp (một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản). 

Trên thực tế, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Chính vì lẽ đó, mong rằng nhà làm luật sớm đưa căn cứ pháp lý giải quyết triệt để vấn đề nêu trên; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, về lâu dài, nên quy định cụ thể việc xác nhận Sơ yếu lý lịch trong Luật Chứng thực để tạo cơ sở pháp lý cho các cấp chính quyền thực hiện, bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Có thể nhờ người khác chứng thực sơ yếu lý lịch được không?

Cá nhân khai sơ yếu lý lịch sẽ không thể nhờ người khác chứng thực sơ yếu lý lịch. Vì ngoài các giấy tờ có liên quan cá nhân cần xuất trình theo quy định. Chính người khai đó sẽ phải ký trước mặt của người thực hiện thủ tục này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123