Chứng khoán hay thị trường chứng khoán thường gắn với cụm từ “nhà đầu tư”. Khái niệm này đã không còn xa lạ với đời sống hằng ngày. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Chứng khoán 2019

Nội dung tư vấn

Khái niệm về chứng khoán

Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó. Với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…

Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng. Có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.

Phân loại chứng khoán

Chứng khoán hiện nay được chia thành 3 loại phổ biến nhất:

  • Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ (người sở hữu) và công ty phát hành. Chứng khoán nợ thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ, giấy tờ. Hiện nay, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá lớn trên thị trường chứng khoán.
  • Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Chứng khoán vốn biểu thị cho những như đầu tư sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận và cũng chịu rủi ro từ tình hình kinh doanh của công ty đó. Chứng khoán vốn thường được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, chứng chỉ Quỹ…
  • Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai (Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).

Đặc điểm của chứng khoán

Theo đó, đặc điểm của chứng khoán bao gồm:

  • Tính thanh khoản: Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng mua bán trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Trong đó, cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất.
  • Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro (Rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro chính trị …).
  • Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi nhà đầu tư sở hữu đều mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này có được từ cổ tức được chia hoặc việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.

Thị trường chứng khoán

Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu hoặc trái phiếu giữa các nhà đầu tư. Và thông qua môi giới là các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán có thể bao gồm các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán. Hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai như chia cổ phần thông qua việc gọi vốn cộng đồng.

Phân loại thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được chia thành:

  • Thị trường sơ cấp là nơi chứng khoán được phát hành và bán cho người mua đầu tiên. Giá bán chứng khoán tại thị trường này là giá phát hành, còn chứng khoán được gọi là chứng khoán mới phát hành. Mục đích hoạt động của thị trường sơ cấp là cung cấp vốn cho các nhà phát hành để họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giúp nền kinh tế phát triển hơn. Đồng thời giải quyết được tình trạng mất cân đối cung cầu vốn.
  • Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán đã phát hành với mục đích kiếm lợi nhuận, di chuyển dòng vốn đầu tư hoặc các loại tài sản xã hội. Thị trường thứ cấp giúp nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán đã phát hành, làm gia tăng thời hạn vốn từ ngắn hạn sang trung hạn hoặc dài hạn. Bên cạnh đó cũng giúp cho dòng vốn được phân phối hiệu quả hơn.

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

 Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 5 Luật Chứng khoán 2019 có nếu rõ như sau: 

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

Mức thu phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán không được vượt qua mức 0.5% của giá trị giao dịch. Và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay nằm trong khoảng 0.1 – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.

Mời bạn đọc xem thêm: Hành vi thao túng thị trường chứng khoán là gì? Xử phạt ra sao?

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Chứng khoán là gì?. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123