Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, tức là làm cho thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia. Tuy nhiên, có những mặt hàng thuộc lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng thì mỗi quốc gia đều có sự tự điều chỉnh riêng sao cho phù hợp với điều kiện quốc gia mình. Bài viết sau đây sẽ đi tìm hiểu các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trong khuôn khổ WTO.

Căn cứ pháp lý

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

NỘI DUNG

GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm:

Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ

Biện pháp này được thể hiện dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền,.toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế. Hạn chế về số lượng nhà cung cấp nhằm kiểm soát số lượng doanh nghiệp, không làm bão hòa thị trường dịch vụ được cung cấp ấy, đồng thời để doanh nghiệp nước ngoài không lấn áp cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong nước vì khi một doanh nghiệp mở rộng chi nhánh sang quốc gia khác, tức là họ đã phát triển và có độ nhận diện nhất định. Nếu như không hạn chế, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.

Mặt khác, một số dịch vụ thực thi quyền hạn của Chính.phủ (hay còn gọi là dịch vụ công), đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Chính phủ các nước có xu hướng bảo lưu quyền dành độc quyền.hoặc đặc quyền cho các nhà khai thác tư nhân. Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể sẽ không được.phép tham gia cung cấp các dịch vụ như vậy.

Ví dụ: Dịch vụ tư vấn thuế (CPC863)

Theo cam kết, các công ty tư vấn thuế nước ngoài được thành lập tất cả các hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ, trừ hình thức chi nhánh. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Tài chính Việt Nam có quyền hạn chế số lượng của các công ty tư vấn thuế nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Tài chính cũng có quyền chấp nhận hoặc từ chối cấp phép trên.cơ sở đánh giá nhu cầu và tình hình phát triển của thị trường Việt Nam.

Hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản

Biện pháp này thể hiện qua hình thức hạn.ngạch theo số lượng hoặc theo yêu cầu đáp ứng kinh tế. Hạn chế về số lượng là một trong các biện pháp được sử dụng để bảo vệ ngành sản.xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Đây là rào cản mà các nước xuất khẩu không thể vượt qua. Các nước xuất khẩu không thể tăng số lượng xuất khẩu vượt quá hạn ngạch cho dù chất lượng và giá cả sản phẩm của họ tốt tới mức nào chăng nữa.

Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn chế số lượng thì số lượng và đối tượng hạn chế lại hoàn toàn tùy thuộc vào nước nhập khẩu và thường không minh bạch cho nên có nhiều khả năng là nước xuất khẩu sẽ bị phân biệt đối xử. Các nước thành viên có thể áp dụng hạn chế số lượng trong trường hợp ngành sản xuất trong nước bị hoặc có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng ồ ạt của hàng nhập khẩu cùng loại.

Trong trường hợp này, hạn chế về số lượng được coi như biện pháp tự vệ trong một thời hạn nhất định để ngăn chặn thiệt hại hoặc để cứu ngành sản xuất trong nước hoặc khi một nước thành viên được cho phép áp dụng biện pháp trả đũa đối với nước thành viên khác vì không tuân thủ nghĩa vụ của WTO.

Hạn chế nhập khẩu cũng được cho phép áp dụng trong một chừng mực nhất định hạn chế về số lượng và cũng được phép áp dụng đối với mục đích bảo vệ cán cân thanh toán quốc tế của một nước thành viên; ngoài ra hạn chế số lượng còn được áp dụng với các lý do như bảo vệ sức khỏe của con người, động vật, an ninh quốc phòng, lương thực,….Khi áp dụng hạn chế số lượng, các nước phải tuân theo nguyên tắc.không phân biệt đối xử (điều XIII GATS).

Bên cạnh đó, biện pháp này cũng có một số hạn chế. Do thuế quan tác động trực tiếp làm tăng giá hàng nhập khẩu dẫn đến giảm cầu.đối với hàng nhập khẩu (người tiêu dùng chịu thiệt). Tác động phụ là kích thích buôn lậu và gian lận thương mại.

Ví dụ: Dịch vụ phân phối

Theo nội dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài chịu hạn chế.về diện mặt hàng được phép phân phối tại Việt Nam. Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài là danh mục được quy định tại mục “các biện pháp áp dụng cho toàn bộ phân ngành trong dịch vụ phân phối”, bao gồm thuốc lá và xì gà, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến. Đây là các mặt hàng nhạy cảm mà Chính phủ Việt Nam chưa có ý định cho.doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam.

Cụ thể, các nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý, bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền đối với tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này. Ngoài ra, họ không được bán các mặt hàng này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại Việt Nam như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và không được phép bán các mặt hàng này qua mạng.

Hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ cung cấp

Một số hoạt động dịch vụ nằm trong phạm vi quan trọng, nhạy cảm, thuộc về chủ quyền riêng của nước sở tại hoặc sự tham gia của doanh nghiệp bên ngoài vào dịch vụ sẽ gây nên áp lực cho doanh nghiệp nội địa, làm sự phân bổ số lượng giữa các hoạt động dịch vụ không đồng đều, dẫn đến quá tải. Trong trường hợp đó, quốc gia sở tại có thể đưa ra biện pháp hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ cung cấp. Biện pháp này được tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức.hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế.

Ví dụ: Dịch vụ pháp lý (CPC 861)

Phạm vi dịch vụ pháp lý mà tổ chức luật sư nước ngoài được phép cung cấp trong Biểu cam kết gồm tất cả các loại hình dịch vụ pháp lý trừ hai loại hình sau:

i) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện.khách hàng của mình trước Toà án Việt Nam;

ii) Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.

Hạn chế về số lượng lao động

Sự ra đời và phát triển của các ngành nghề hiện đại dẫn đến.sự chuyển dịch lao động lớn trong các ngành truyền thống. Từ đó xảy ra trường hợp thất nghiệp và thiếu việc làm. Chính điều này dẫn đến bất ổn trong lao động và.gia tăng những vấn đề xã hội ở nước sở tại. Để ngăn chặn việc đó, các quốc gia có thể sử.dụng biện pháp hạn chế về số lượng lao động. Theo đó, hạn chế về số lượng lao động là hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế.

Ví dụ: Về vấn đề hướng dẫn viên du lịch của Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được sử dụng người.nước ngoài làm hướng dẫn viên mà phải sử dụng công dân Việt Nam.

Hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp

Hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông. Qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.

Việc không kiểm soát sự thành lập doanh nghiệp của nhà.đầu tư nước ngoài có thể tạo nên sức mạnh độc quyền. Sức mạnh độc quyền trong nền kinh tế sẽ làm sai lệch sự phân bổ nguồn.lực và giảm thặng dư tiêu dùng. Chính điều này có thể làm suy yếu các mục tiêu và phúc lợi quốc gia.

.dụ:.Một doanh nghiệp dự kiến thành lập công ty liên doanh để cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác (CPC 83109). Do phương thức 3 (hiện diện thương mại) của dịch vụ này ghi “Chưa cam kết” nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải chấp thuận đơn xin thành lập liên doanh của doanh nghiệp.

Hạn chế góp vốn của nước ngoài

Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp. Sự gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài (các tập đoàn đa quốc gia,…) tại các nước nhận đầu tư sẽ tạo nên sự hỗn loạn đối với các doanh nghiệp cũng như sản phẩm trong nước. Các tập đoàn đa quốc gia hoạt động hiệu quả tốt hơn.thì sẽ chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường tiêu dùng. Kết quả là nhu cầu đối với sản phẩm trong nước giảm do thị phần.của các doanh nghiệp trong nước cũng giảm. Chính điều này tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp quốc nội.

Ví dụ: Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090)

Việt Nam ghi “Không hạn chế, ngoại trừ…” trong cột hạn chế tiếp cận thị trường ở phương thức hiện diện thương mại. Như vậy, nếu pháp luật Việt Nam không có quy định gì khác, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong vòng 4 năm kể từ ngày gia nhập, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 51%. Sau đó không hạn chế.

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức pháp luật của Pháp Trị về “Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định của GATS. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123