Giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong xã hội. Do đó, nếu giao dịch dân sự vô hiệu thì người thứ ba ngay tình sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào? Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Yếu tố xác định người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch mà họ không biết, không buộc phải biết tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch dân sự vô hiệu.

Tức là khi người thứ ba ngay tình tham gia các giao dịch thì tại thời điểm người này thiết lập giao dịch họ không có cơ sở để biết và không buộc phải biết việc tham gia vào giao dịch là không phù hợp với quy định pháp luật. Điều này cho thấy khi tham gia giao dịch, họ đã ở thế yếu, do vậy, khi giao dịch vô hiệu này được thiết lập thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trong và lỗi trong trường hợp này không xuất phát từ phía người thứ ba ngay tình. Do đó, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu mà họ phải chịu là hoàn toàn không có căn cứ và không phù hợp với sự thật khách quan vốn có.

Vì vậy, pháp luật đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch, trong trường hợp giao dịch dẫn đến vô hiệu không do lỗi của người thứ ba. Quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình được ghi nhận tại Điều 133 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu của Bộ luật Dân sự 2015

Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình

Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự được xác định gồm các yếu tố như sau:

Thứ nhất, khi người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện trước đó về cùng một đối tượng giao dịch tuy nhiên, giao dịch này là một giao dịch dân sự vô hiệu. Tức là trong tình huống này, người thứ ba xuất hiện khi và chỉ khi có từ 02 giao dịch dân sự với cùng một đối tượng giao dịch xuất hiện…

Thứ hai, người thứ ba khi xác lập giao dịch dân sự phải ngay tình, tức là người đó phải không biết hoặc không thể biết được rằng mình đang tham gia vào giao dịch dân sự với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng của giao dịch liên quan. Phải biết, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, nếu người thứ ba ngay tình muốn được bảo vệ thì đương nhiên, lỗi làm cho giao dịch dân sự vô hiệu không thể xuất phát từ phía người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch…

Thứ ba, tài sản là đối tượng của giao dịch phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật về việc trở thành đối tượng của giao dịch dân sự. Nếu là những vật cấm lưu thông thì người thứ ba buộc phải biết giao dịch dân sự này là bất hợp pháp. Và trường hợp người thứ ba tham gia giao dịch này thì không được xem là ngay tình và không được pháp luật bảo vệ.

Thứ tư, giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba phải thông qua một giao dịch dân sự có đền bù như mua bán, thuê, vay,… Trường hợp giao dịch với người thứ ba đối với tài sản là động sản mà không qua một giao dịch không có đền bù như tặng cho thì người thứ ba mặc dù ngay tình nhưng cũng không được phải luật bảo vệ quyền lợi.

Quy định của pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình

Từ những cơ sở trên, khi người thứ ba ngay tình tham gia vào giao dịch dân sự vô hộ, quyền và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo vệ, quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 có thể nhận thấy rằng:

Thứ nhất, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện đối với người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự 2015;

Thứ hai, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu

Thứ ba, trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Thứ tư, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123