Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động rất cần thiết trong cuộc sống nhằm khắc phục tất cả các chỗ trống của pháp luật, để điều chỉnh cụ thể đối với tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng lại chưa có quy định để điều chỉnh. Quy định này là điểm tiến bộ trong quá trình lập pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, để áp dụng được vào thực tế hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Dường như cũng chưa xuất hiện trường hợp nào dùng phương thức này để giải quyết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự

Có thể hiểu đơn giản rằng: “Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó”.

Trên cơ sở đó, ta nhận thấy áp dụng pháp luật tương tự vừa mang các đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Nếu như áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế. Cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể.

Đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì đây lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế. Cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa để hạn chế sự tuỳ tiện xảy ra.

Các hình thức áp dụng

Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật

Đây là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung giống như vậy. Việc này chỉ có thể được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Bao gồm:

Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc. Tức là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.

Đồng thời, phải xác định được một cách cụ thể quy phạm tương tự đó nằm trong điều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình.

Áp dụng tương tự pháp luật

Đây là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật.

Khi tiến hành giải quyết một vụ việc, vì trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm nào có thể dựa vào để giải quyết. Kể cả quy  phạm trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó lẫn quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy thì các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật.

Việc này đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến việc sử dụng tuỳ tiện. Vì vậy, nó chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định.

Điều kiện thứ nhất tương tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Tức là chủ thể có thẩm quyền phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.

Điều kiện thứ hai, chủ thể có thẩm quyền phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Đồng thời cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.

Nguyên nhân áp dụng 

Do lỗ hổng của Pháp luật dân sự. Đó là trên thực tế có các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nhưng không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên cần phải giải quyết tranh chấp đó.

Điều kiện áp dụng

Việc áp dụng pháp luật tương tự phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh;
  • Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh;
  • Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó;
  • Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó;
  • Hiện có các quy phạm (chế định) khác trong luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tương tự (gần giống các quan hệ cần điều chỉnh).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Áp dụng tương tự pháp luật là gì?. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123