Theo Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục, giáo viên muốn tổ chức dạy thêm thì cần có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp kinh doanh dạy thêm, các thầy cô giáo nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể bởi thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý hơn so với thành lập doanh nghiệp. Sau đây là hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh dạy thêm từ ngày 14/02/2025:

Trước hết chúng ta cần biết, giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm cần đáp ứng những điều kiện nào.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024 của Bộ giáo dục thì tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh thì phải thực hiện các yêu cầu sau:

Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm, thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo khối lớp; địa điểm, hình thức và thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh dạy thêm từ ngày 14/02/2025
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh dạy thêm từ ngày 14/02/2025

Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Cá nhân, tổ chức có thể lực chọn một trong các loại hình kinh doanh sau đây để đăng ký kinh doanh dạy thêm: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà cá nhân, tổ chức muốn thành lập sẽ có thủ tục thực hiện đăng ký khác nhau.

Thông thường, giáo viên kinh doanh dạy thêm với quy mô nhỏ sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh. Tại bài viết này, Luật Pháp Trị sẽ hướng dẫn giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường theo loại hình hộ kinh doanh quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021 của Chính phủ. Cụ thể:

Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Nơi nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình có thể chọn 01 trong các phương thức sau để nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– Nộp online trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

Nếu các bạn ngại thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp hoặc muốn tiết kiệm thời gian công sức, hãy liên hệ tới hotline 0833.125.123 Luật Pháp Trị sẽ hỗ trợ bạn đăng ký kinh doanh chỉ từ 1.5 triệu đồng.

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123