Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của Luật Thương mại. Bất cứ ai muốn khởi nghiệp đều phải thực hiện hoạt động pháp lý này. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp để các cá nhân có thể trang bị cho mình những kiến thức pháp lý liên quan trước khi thực hiện quyết định này.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định chính phủ số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư số 47/2019

NỘI DUNG TƯ VẤN

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điều kiện nền tảng:

Thứ nhất, đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, nhóm đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài.

Lưu ý: Ngành viễn thông cơ bản, logistics chưa được phép thành lập 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, nhóm đối tượng không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp

Nhóm này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về vốn:

Vốn điều lệ: là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Loại vốn này được đặt ra với tất cả ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định: chỉ đặt ra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Kinh doanh bảo hiểm, Kinh doanh casino, Kinh doanh đặt cược, Hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Kinh doanh vận tải biển, Kinh doanh cảng hàng không sân bay;…

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

  • Về ngành nghề kinh doanh

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Theo đó, những ngành nghề được kinh doanh bao gồm: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú, ăn uống;… và nhiều ngành nghề khác được liệt kê trong Quyết định số 27/2018.

Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh doanh bị cấm được quy định cụ thể trong Điều 6 Luật đầu tư 2020:

Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Kinh doanh pháo nổ;

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Theo khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IV của Luật đầu tư năm 2020.

  • Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của việc đăng ký.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chỉ được tiếp nhận để nhập thông tin về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Một là, có đủ các loại giấy tờ phù hợp

Hai là, tên doanh nghiệp đã được điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tên doanh nghiệp = loại hình doanh nghiệp + Tên riêng; không dùng tên trùng; tên gây nhầm lẫn; tên nhạy cảm)

Ba là, nộp đủ lệ phí theo quy định thông tư số 47/2019

Theo quy định tại điều 26 Luật doanh nghiệp năm 2020, có ba phương thức đăng ký doanh nghiệp mà người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể sử dụng là:

  •  Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  •  Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  •  Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại điều 19 Luật doanh nghiệp năm 2020 gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Điều 20 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhân đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn được liệt kê trong điều 21 Luật Doanh nghiệp năm 2020

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần theo quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật); Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Trên đây nội dung tư vấn của Luật Pháp Trị về vấn đề trên, mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn về các vấn đề khác vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123