Chủ hộ được coi là người đại diện của hộ gia đình trước pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Theo đó, thủ tục tách hộ cũng có thể được thực hiện thông qua chủ hộ khi người đăng ký có nhu cầu. Vậy tách hộ khẩu khi chủ hộ đã chết được thực hiện như thế nào? Khi đó có làm lại sổ hộ khẩu được không? Trong bài viết dưới đây, Pháp Trị sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cư trú 2020
  • Nghị định số 62/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm sổ hộ khẩu

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Sổ hộ khẩu là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác trên thế giới

Tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ theo quy định của pháp luật

Quy định về chủ hộ

Khái niệm về chủ hộ

  • Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Chủ hộ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử.
  • Trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
  • Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

Quyền về nghĩa vụ của chủ hộ

  • Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.
  • Thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú và xóa đăng ký tạm trú.

Thủ tục thay đổi hộ khẩu khi chủ hộ chết

Cắt hộ khẩu cho người chết

Theo Điều 7 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú. Hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
  • Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
  • Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký thường trú; lý do đề nghị xóa đăng ký thường trú.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
  • Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện.

Làm lại sổ hộ khẩu mới khi chủ hộ chết

Bước 1: Thay đổi chủ hộ

Khi có những thay đổi về thông tin trong hộ khẩu thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ như sau:

  • Xuất trình sổ hộ khẩu
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Ý kiến của các thành viên trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ

Bước 2: Đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu KH02)
  • Xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo cáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Trong trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Nộp hồ sơ

  • Công an huyện, quận, thị xã: Tại thành phố trực thuộc Trung ương
  • Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Tại các tỉnh

Thời gian trả kết quả

  • Ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Trên đây nội dung tư vấn của Luật Pháp Trị về vấn đề trên, mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn về các vấn đề khác vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123