Bảo vệ trường học đang bị điều tra về hành vi xâm hại nữ sinh lớp 6 dẫn đến mang thai đã tử vong. Vậy vụ án có khép lại không? Gia đình nghi phạm có phải chịu trách nhiệm gì với nạn nhân hay không?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015
  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Trước đó, ngày 17/9, Công an huyện Quế Phong đã bắt khẩn cấp ông P.H. (SN 1952) vì nghi có hành vi xâm hại tình dục bé gái học lớp 6 khiến cháu bé mang thai. Tại cơ quan điều tra, ông ta đã thú nhận hành vi của mình đối với bé gái. Việc một người bảo vệ đáng tuổi ông, cha của nạn nhân gây ra tổn thương nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của nạn nhân mới chỉ học 12 tuổi đã gây ra bức xúc rất lớn trong dư luận. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự phẫn nộ và mong có một bản án thích đáng cho kẻ phạm tội. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, nghi phạm này đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vào ngày 30/09. Công an huyện Quế Phong đang tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ cái chết của nghi phạm.

Vậy nghi phạm này đã chết, thì vụ án có khép lại không? Nữ sinh đang mang thai thì sau này khi sinh con, phía gia đình nghi phạm có phải cùng chịu trách nhiệm?

Quyết định đình chỉ điều tra và không khởi tố

Căn cứ quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trường hợp bị can chết, cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can đó. Điều 230. Đình chỉ điều tra

  1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm

Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, cụ thể tại khoản 7: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”. Đối với trường hợp chưa khởi tố vụ án hình sự mà nghi phạm duy nhất đã chết thì sẽ không khởi tố.

Nghi phạm đã tử vong, vậy trách nhiệm của gia đình ông P.H. đối với nạn nhân sẽ bao gồm những gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với pháp nhân còn tồn tại, người còn sống. Bởi vậy, nếu trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự mà người bị buộc tội đã chết thì trách nhiệm hình sự đối với họ sẽ được đình chỉ. Nhưng vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự vẫn đặt ra nếu như họ còn tài sản để lại.

Trong trường hợp nêu trên, hành vi phạm tội của ông H. để lại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân là hậu quả nghiêm trọng, do đó gia đình của ông P.H phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Cụ thể:

Thứ nhất, về tổn hại tinh thần và sức khoẻ mà nạn nhân phải chịu

Hành vi của ông H. phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 584, Điều 590 và Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, các khoản ông H phải bồi thường gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại do danh dự nhân phẩm bị xâm phạm; và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, ông H. đã chết nên theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định: Nếu hành vi phạm tội của bị can đã mà chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận các bên. Và những người thừa kế của bị can, bị cáo đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể: 

  • Nếu ông H. để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do ông P.H. để lại.

Trong trường hợp có tài sản chung vợ chồng và tài sản chung với người khác thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu thì phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của người chết đối với bị thiệt hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

  • Trong trường hợp, ông H. đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của người này không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết.

Thứ hai, về việc nạn nhân mang thai

Trường hợp 1:

Trong trường hợp đứa bé được sinh ra và còn sống, thì bên cạnh nghĩa vụ bồi thường như trên, gia đình của ông H. còn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa bé. Khoản 1, Điều 90, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Người giám hộ hoặc người đại diện của nạn nhân có thể tiến hành các thủ tục gửi đến Tòa án theo quy định khoản 2, Điều 101, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để xác định cha, con. 

Theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 

Như vậy, trong trường hợp này, người cha của đứa bé chết, mẹ không có khả năng lao động thì sẽ phát sinh trách nhiệm cấp dưỡng giữa anh chị em; giữa ông bà; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với đứa bé.

Trường hợp 2:

Dựa trên thông tin thực tế, ta có thể thấy, nạn nhân chỉ mới 12 tuổi.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi, những bà mẹ bất đắc dĩ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể:

  • Trẻ em mang thai sớm dễ gặp các biến chứng do thai nghén, tăng nguy cơ tử vong mẹ, thai nhi kém phát triển, dễ mắc bệnh tật…
  • Thể chất chưa phát triển hoàn thiện nên mang thai ở tuổi vị thành niên dễ dẫn đến các biến chứng do thai nghén như sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ… nếu không được chăm sóc y tế và quan tâm đúng đắn.
  • Làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu máu, thiếu chất. Thai kém phát triển dễ bị chết lưu hoặc trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc nhiều bệnh tật…;
  • Khung chậu trẻ vị thành niên chưa phát triển đầy đủ, trước hết là sẽ khó khăn trong quá trình mang thai do khung chậu không đủ sức để chịu đựng sức nặng của đứa trẻ trong bụng, tiếp đến là quá trình sinh đẻ gặp nhiều khó khăn, phần lớn phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật;
  • Tuổi vị thành niên chưa được hình thành, phát triển đầy đủ về mặt tinh thần nên việc làm mẹ khi còn ít tuổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của cả người mẹ và con.

Vì vậy dựa trên những hệ luỵ đã phân tích kể trên, cha mẹ, người giám hộ của nạn nhân có thể chọn cách phá thai. Tuy cách này có thể bỏ được cho nạn nhân gánh nặng của việc làm mẹ ở độ tuổi vị thành niên nhưng những tổn thất về mặt tinh thần, sức khoẻ là không thể nguôi ngoai.

Do đó, trong mọi trường hợp, gia đình ông P.H. cần phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

Trên đây nội dung tư vấn về câu hỏi “Nghi phạm xâm hại khiến nữ sinh lớp 6 mang thai đã tử vong, ai sẽ là người chịu trách nhiệm ?”Pháp Trị mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn được tư vấn về các vấn đề khác vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123