Sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, tùy theo Tòa phán xét sẽ có người có quyền nuôi con và người cấp dưỡng. Nếu như người cấp dưỡng không cấp dưỡng đủ số tiền thỏa thuận hoặc không cấp dưỡng. Người nuôi con có thể không cho người cấp dưỡng gặp con của mình hay không? Đây là một câu hỏi về tình huống có thể gặp được ở thực tế. Vậy hãy cùng Pháp trị tìm hiểu về vấn đề: ”không cấp dưỡng cho con có quyền thăm con không?” trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Không cấp dưỡng đủ cho con có quyền không cho thăm con không?

Tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Theo đó, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở…

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình. Không được cản trở người không trực tiếp nuôi con. Trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Căn cứ theo khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Như vậy việc thăm con không hề liên quan đến cấp dưỡng. Nếu như việc thăm con bị cản trở, người cản trở được coi là vi phạm pháp luật.

Bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong trường hợp không cấp dưỡng đủ cho con không?

Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Theo đó, quyền của cha đối với con chưa thành niên bị hạn chế trong trường hợp:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy việc không cấp dưỡng đủ cho con không bị hạn chế quyền. Nhưng việc cấp dưỡng cho con luôn là vấn đề cần thiết.

Ngăn cản thăm nuôi con vì không cấp dưỡng đủ cho con có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo đó, hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Quyền được thăm nuôi thể hiện được vai trò của bậc làm cha, làm mẹ.

Bên cạnh đó, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP dưới đây:

“Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn bị xử phạt hành chính theo quy định. Số tiền bị xử phạt có thể lên đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục đi kèm. Trong trường hợp này pháp luật quy định buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với hành vi cấp dưỡng cho con.

Thời gian cấp dưỡng cho con

Thời gian cấp dưỡng cho con được pháp luật quy định cụ thể. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con thành niên (đủ 18 tuổi). Nếu con đã thành niên mà không còn khả năng lao động (tàn tật, bệnh hiểm nghèo, mất năng lực hành vi dân sự,….). Không đủ điều kiện tự nuôi chính bản thân mình thì trách nhiệm cấp dưỡng là không thời hạn

Nuôi con là cả một quá trình. Không dừng lại ở việc ly hôn, vậy nên mỗi cá nhân cần có ý thức về việc chăm sóc con cái của mình. Đây là nghĩa vụ buộc phải thực hiện, không chỉ là thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến “Không cấp dưỡng đủ cho con có quyền thăm con không?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123