Khi vợ chồng hợp pháp không thể tiếp tục sống chung thì sẽ nghĩ đến ly hôn. Ly hôn là việc giải thoát cho vợ và chồng đi tìm một cuộc sống khác, tốt hơn. Vậy ly hôn có cần hòa giải không? Vì khi đã không thể chung sống thì làm sao còn muốn nói chuyện nữa. Có cách nào để ly hôn nhanh mà không cần hòa giải không? Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, hình thức nào cần phải hòa giải?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Bộ luật Tố dụng dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Thuận tình ly hôn được quy định theo pháp luật. Là hình thức khi cả hai vợ, chồng đều quyết định ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi làm đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc cả vợ và chồng đều phải ký. Để hiểu được ly hôn thuận tình có cần hòa giải không chúng ta nên xem những điều luật sau:

Tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Tại Điều 54 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:  Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Và tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy: Bạn hiểu rằng khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở. Khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận; tự nguyện giải quyết tranh chấp; mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 quy định trên.

Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?

Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là hình thức mà vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống vợ chồng không thể duy trì thêm. Quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng do bạo lực gia đình hoặc do người kia vi phạm nghĩa vụ của mình…

Căn cứ tại Điều 205 Nguyên tắc tiến hành hòa giải. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được”.

Do đó, thủ tục hoà giải trong ly hôn đơn phương là bắt buộc. Dù muốn hay không muốn tiếp tục gặp mặt nhau thì pháp luật vẫn bắt buộc vợ chồng phải tham gia hoà giải. Đây là một quy định bắt buộc của pháp luật khi giải quyết vụ việc ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật còn có những quy định khác co trường hợp lý hôn đơn phương.

Những vụ án dân sự không được hoà giải

Hơn nữa, cũng có quy định về vụ án dân sự không được tòa hòa giải. Tại Điều 206 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”

Tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Do đó, Ly hôn thuận tình thì bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. Riêng vụ án ly hôn đơn phương thì nếu một trong hai bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 02 lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không cần hòa giải.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây nội dung tư vấn về câu hỏi.“Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn cần hòa giải không?”Pháp Trị  hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123