Cho người thân mượn tiền bằng miệng. Khi đến hạn, người vay không trả nợ. Muốn đòi nhưng lúc vay chỉ có thoả thuận bằng miệng. Vậy thỏa thuận bằng miệng có phải chứng cứ hợp pháp hay không?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về thỏa thuận bằng miệng

Việc vay, mượn giữa những người thân, quen thường không dùng văn bản. Và quy định của pháp luật cũng cho phép như vậy.

Pháp luật cũng coi thỏa thuận miệng là một dạng hợp đồng. Cụ thể 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Qua đó, không phải bất cứ giao dịch nào khi có hợp đồng bằng văn bản mới được pháp luật công nhận.

Và theo điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Căn cứ trên công nhận thoả thuận miệng cũng là một dạng hợp đồng.

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là gì?

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp

Bằng chứng cho việc xác lập hợp đồng vay?

Khi cho vay bằng miệng, hoặc loại khác thì các bên không thể có văn bản. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho vay là qua tin nhắn, qua cuộc gọi. Bằng chứng trong trường hợp này sẽ là:

  • Bản ghi âm;
  • Video;
  • Anh chụp màn hình tin nhắn

Tài liệu trên phải chưa thông tin về việc cho vay.  Căn cứ vào đó để xác định giao dịch cho vay trên là có thật. Từ đó, những thông tin này sẽ là cơ sở bảo vệ quyền lợi của bạn.

Thỏa thuận bằng miệng là chứng cứ hợp pháp?

Để những tài liệu đó làm bằng chứng hợp pháp cần xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó. Nghĩa là thiết bị chứa video, ghi âm, đoạn tin nhắn gốc. Người cho vay nên ghi chép cụ thể nội dung đoạn hội thoại đó ra giấy nộp kèm file ghi âm, video, hoặc là điện thoại có chưa đoạn tin nhắn gốc.

Lưu ý: Ý kiến trên áp dụng trong trường hợp bên vay nợ có ý định cố tình không trả tiền. Hoặc bên văn cố tình chiếm đoạt tài sản.

Các tài liệu này khi đủ điều kiện sẽ được xác định là chứng cứ trong vụ án dân sự như quy định tại điều Điều 93. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Mức lãi xuất cho vay theo quy định pháp luật

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 về Lãi suất. Đã quy định về việc này như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp có thỏa thuận về lãi suất thì không được quá 20%/năm. Trừ trường hợp có quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn. Lãi suất vượt quá không hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận việc trả lãi. Không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất. Thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn. Quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, trong trường hợp vay dân sự, các bên có quyền thỏa thuận về mức lãi suất cho vay, tuy nhiên, lãi suất cho vay tiền không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Còn nếu các bên không thỏa thuận về việc trả lãi hay lãi suất cho vay như thế nào, thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn, tức là không được vượt quá 10%/năm.

Cho vay nặng lãi là gì? có bị phạt không?

-Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP gọi là “cho vay lãi nặng”.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

-Trường hợp này có thể phạm tội. Nếu hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.
Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mời bạn đọc xem thêm: Hành vi vu khống bị xử phạt thế nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Thỏa thuận bằng miệng có phải chứng cứ hợp pháp không?. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123