Chứng nhận công bố hợp quy là giai đoạn rất quan trọng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm, hàng hoá được hợp pháp hoá trên thị trường. Kể cả là đối với hàng hoá nhập khẩu hay được sản xuất trong nước. Pháp luật yêu cầu hàng hoá đó phải đạt chuẩn, trước khi lưu thông ra thị trường. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những quy định pháp luật hiện hành về chứng nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm trong nước. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN năm 2012
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN năm 2017

Nội dung

Công bố hợp quy là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

Trái với công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động của doanh nghiệp là tự nguyện. Công bố hợp quy lại là hoạt động bắt buộc. Đây là điều kiện để bất cứ một sản phẩm hàng hóa nào được ra thị trường tiêu thụ.

Đối tượng của công bố hợp quy

Đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương ban hành. Những đối tượng nằm trong quy chuẩn kỹ thuật là những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, . Nhóm hàng hóa có liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường bắt buộc phải công bố hợp quy.

Việc công bố sản phẩm hợp quy giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm ra thị trường dễ dàng hơn. Đảm bảo an toàn cho sản phẩm và chất lượng sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngoài ra, công bố hợp quy sản phẩm cũng tạo được niềm tin cho khách hàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh và gây dựng được uy tín trên thị trường.

Thông thường nếu muốn chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật với đặc tính kỹ thuật, các yêu cầu quản lý trong quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Công bố hợp quy đối với sản phẩm trong nước

Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

Thứ nhất, trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);

Thứ hai, trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ. Cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Những trường hợp công bố hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gồm có:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2.CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp)/ CCCD hoặc CMND của cá nhân
  • Bản tự kết quả tự đánh giá của cá nhân, tổ chức

Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax.
  • Tên sản phẩm, hàng hóa.
  • Hãng sản xuất.
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.
  • Số, ngày cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. 
  • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
  • Cam kết chất lượng sản phẩm. Cam kết hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn.
  • Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân. 

Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung. Các nội dung đó bao gồm:tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.

Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận 

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2 CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cụ thể bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2 CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Hồ sơ công bố hợp quy lần đầu

Theo quy định tại Điều 14 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN hồ sơ đăng ký hợp quy lần đầu gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2.CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp)/ CMND/CCCD đối với cá nhân
  • Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi thay đổi mẫu dấu hợp quy.
  • Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Công bố hợp quy đối với sản phẩm trong nước. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123