Trong bài viết này hãy cùng Luật Pháp trị tìm hiểu về Kiểu dáng công nghiệp là gì? Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì? Và các vấn đề khác xoay quanh khái nhiệm này. Kính mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2009
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Kiểu dáng công nghệp là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định:

“13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc; hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Được thể hiện bằng: Hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp chính là hình dáng bên ngoài của bất kỳ sản phẩm nào, giúp nhận diện sản phẩm này với sản phẩm khác.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì? Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành. Đây là việc chủ sở hữu thực hiện việc nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp: hình dáng của bao thuốc, cái bàn, ghế hay cái quạt…v…v…

ví dụ kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm: Khi chúng ta mua một hộp sữa, hình dáng của hộp sữa là vỏ hộp sẽ được đăng ký kiểu dáng công nghiệp, còn nhãn sản phẩm được gắn lên trên vỏ hộp sữa sẽ được đăng ký dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm.

Vì sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Nhiều người không hề quan tâm, thậm chí bỏ qua việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Chỉ đến khi quyền lợi bị xâm phạm, họ mới nhận thấy hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên chúng ta nên có một nhận thức từ sớm về việc này.

Những lợi thế về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể kể như sau:
  • Được độc quyền sử dụng. Tránh sự bắt chước, làm giống của các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm. Nâng cao được vị thế kinh doanh của đơn vị trên thị trường.
  • Kiểu dáng công nghiệp là thành quả của quá trình đầu tư, nghiên cứu, thiết kế và dễ trở thành mục tiêu sao chép của các đối thủ cạnh tranh.
  • Yên tâm để quảng bá sản phẩm để thu hồi vốn cho đơn vị, thu hồi chi phí sáng tạo ra sản phẩm.
  • Kiểu dáng độc quyền giúp gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, định vị được hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Nhờ được độc quyền chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể thực hiện nhượng quyền. Nhượng quyền doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận cho kiểu dáng của mình. Nói cách khác, quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.
  • Việc độc quyền kiểu dáng giúp gia tăng việc cạnh tranh lành mạnh. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sáng tạo để làm mới sản phẩm. Đây là giúp cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường.

Kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký được bảo hộ trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:

“4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”.

Lý giải cho nguyên do này chúng ta có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp rất dễ bị lỗi thời. Bởi thị hiếu của người tiêu dùng không phải bất biến. Nhà sản xuất phải thường xuyên thay đổi để làm mới sản phẩm của mình. Trên cơ sở đó, kích thích sự cạnh tranh của các nhà sản xuất đối với sản phẩm của mình.

Ai có thẩm quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định của pháp luật, những người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm có:

“1. Tác giả: Đây là chủ thể trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng những nghiên cứu, sáng tạo của bản thân mình. Một chủ thể cũng được coi là tác giả của kiểu dáng công nghiệp nếu người đó bỏ hoàn toàn kinh phí, nguyên vật liệu, phương tiện để tạo ra kiểu dang công nghiệp.

2. Cá nhân, tổ chức cung cấp toàn bộ kinh phí, nguyên vật liệu, phương tiện thuê tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp.

3. Trong trường hợp nhiều kiểu dáng công nghiệp được tạo ra bởi một tổ chức, tập thể thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với những kiểu dáng công nghiệp đã tạo ra nhưng phải được sự đồng yêu cầu ủa tổ chức, tập thể đó“.

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được nộp thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Kiểu dáng công nghiệp và các câu hỏi xung quanh?. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123