Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên thỏa thuận những biện pháp bảo đảm. Trong nhiều trường hợp hợp đồng tín dụng không được thực hiện đúng hoặc đầy đủ cần phải xử lý tài sản này. Việc xử lý tài sản để đảm bảo quyền lợi bên có quyền khi tham gia giao dịch, trong khi bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ. Hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Nghị định số 21/2021/NĐ-CP;

Nội dung tư vấn

Xử lý tài sản bảo đảm là gì?

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

Thông thường, trong một giao dịch dân sự thì quy định này là yếu tố để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thiết lập giao dịch. Là biện pháp để bên có quyền được bảo vệ lợi ích khi bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Các phương thức xử lý

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Nếu trong hợp đồng đã thoả thuận về phương thức này, bên nhận bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo đảm cho một người thứ ba bất kỳ mà không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm. Tiền thu được trong việc tự bán tài sản được dùng để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Khi xử lý tài sản theo phương thức này, bên nhận bảo đảm ký kết với người thứ ba một hợp đồng mua bán tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, bên nhận bảo đảm là bên bán (bên chuyển nhượng); người thứ ba là bên mua (bên nhận chuyển nhượng). Nếu hợp đồng phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng); thì hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên nhận bảo đảm với bên bảo đảm là cơ sở để thực hiện việc đăng ký quyền cho bên mua.

Bán đấu giá tài sản bảo đảm

Phương thức bán tài sản này chủ yếu là bán đấu giá tài sản bảo đảm. Đối với các giao dịch bảo đảm có quy định về việc xử lý tài sản bằng phương thức bán đấu giá; thì bắt buộc phải được bán đấu giá thông qua các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và theo trình tự; thủ tục được quy định của Luật đấu giá tài sản và pháp luật liên quan.

Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.

Nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ

Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

  • Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản;
  • Trong trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm.
  • Bên nhận bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ phải xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản đó và kết quả xử lý tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

Nguyên tắc xử lý

Đảm bảo công khai, minh bạch

Nguyên tắc này đòi hỏi bên xử lý tài sản bảo đảm trước khi tiến hành phải thực hiện một cách công khai. Trong trường hợp có nhiều tài sản khác nhau để thực hiện nghĩa vụ, thì khi xử lý bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm. nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại.

Dựa trên sự thỏa thuận của các bên

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên. Nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo quyền lợi của các bên

Để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên, chỉ thực hiện việc xử lý tài sản khi có căn cứ luật định. Ngoài ra tiến hành định giá tài sản phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật đề ra. Trường hợp vi phạm sẽ tiến hành xử lý theo quy định.

Trình tự xử lý 

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản đó cho bên bảo đảm và các bên liên quan. Nội dung văn bản thông báo phải có các thông tin:

  • Lý do xử lý tài sản;
  • Nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Mô tả tài sản;
  • Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý.

Bước 2: Giao tài sản để xử lý

Người đang giữ tài sản có nghĩa vụ giao tài sản đó cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Bước 3: Xử lý tài sản được giao

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thoả thuận một trong các phương thức xử lý. Cụ thể: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ; Phương thức khác theo

Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc thanh lý tài sản 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123