Khi thực hiện thủ tục ly hôn, một trong các vấn đề được các bên đặc biệt lưu tâm là việc phân chia tài sản. Quy định pháp luật về chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình huống này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

Nội dung tư vấn

Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng

Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng. Ở Việt Nam, đối với việc xác lập tài sản của vợ chồng, Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định có hai chế độ tài sản để vợ chồng lựa chọn:

  • Chế độ tài sản vợ chồng theo luật định
  • Chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản theo luật định là pháp luật đề ra các hình thức xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ. Đây là vợ chồng tự do thỏa thuận với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ tài sản riêng với điều kiện là không trái pháp luật.

Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng

Chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản theo thỏa thuận. Là chế độ tài sản dựa trên sự thỏa thuận của trước khi kết hôn. Thoả thuận này nhằm điều chỉnh quan hệ về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thậm chí lựa chọn thay đổi toàn bộ nội dung thỏa thuận thì chế độ tài sản đã xác lập sẽ chấm dứt hiệu lực.

Tóm lại: ”Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản mà theo đó vợ chồng cùng nhau thỏa thuận trước khi kết hôn về các căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận”.

Điều này xuất phát từ quyền tự do định đoạt về tài sản của mỗi cá nhân. Vợ chồng có thể tự do hơn trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình. 

Đặc điểm của chế độ tài sản theo thoả thuận

Chế độ tài sản theo thỏa thuận là một trong hai chế độ tài sản của vợ chồng nên ngoài các đặc điểm chung của chế độ tài sản vợ chồng, chế độ tài sản theo thỏa thuận còn có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:

Thứ nhất, chủ thể của chế độ tài sản theo thỏa thuận phải là vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là một giao dịch dân sự. Để trở thành chủ thể của chế độ tài sản vợ chồng nói chung cả hai bên nam và nữ phải có đủ năng lực chủ thể. Bên cạnh đó, đây phải là một quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa nam và nữ.

Thứ hai, chế độ tài sản theo thỏa thuận do vợ, chồng tự do thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, bình đằng

Trong thỏa thuận này, vợ chồng được tự do bàn bạc, thống nhất với nhau về các căn cứ xác lập tài sản, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản. Bàn bạc, thống nhất phương thức phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản chung. 

Thứ ba, thoả thuận về tài sản chung phải được lập trước khi kết hôn

Hai bên có quyền tự do thỏa thuận về tài sản sau khi kết hôn. Sự tự do này không phải nằm trong sự kiểm soát của pháp luật. Để thỏa thuận có hiệu lực, phải đáp ứng các điều kiện cụ thể:

  • Về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự
  • Về nguyên tắc chung của chế độ tài sản giữa vợ chồng
Thứ tư, hai bên được tự do thỏa thuận để xác lập tài sản chung sau khi kết hôn

Chế độ tài sản theo thỏa thuận phải đảm bảo được quyền lợi chung của gia đình. Đó là những nhu cầu thiết yếu để gia đình có thể duy trì cuộc sống. Như vậy, thoả thuận đó không thể bỏ qua lợi ích chung của gia đình được. Bởi nó được lập ra để có hiệu lực khi hai bên xác lập qua hệ hôn nhân. Và hiệu lực được duy trì trong quan hệ hôn nhân đó.

Thứ năm, thoả thuận về tài sản của vợ chồng phải được xác lập bằng hình thức nhất định

Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực khi tuân thủ về mặt hình thức. Đó là phải được lập thành văn bản. Văn bản phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Tòa tuyên bố thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự;
  • Vi phạm một trong các điều 29, 30, 31 và 32 Luật hôn nhân gia đình 2014;
  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Quy định của pháp luật về chế độ tài sản theo thoả thuận. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123  

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123