Có nhiều lý do dẫn tới việc một cá nhân phá hoạt.tài sản của người khác, có thể do tranh chấp, thù.địch, hay vô tình phá hoại tài sản của người khác. Đa phần những việc phá hoại tài sản này đều sẽ.bị xử phạt, vậy xử phạt ra sao đối với hành vi này?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015;
  • Bộ luật Dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Phá hoại tài sản là gì?

Phá hoại tài sản của người khác được hiểu là hành vi mà người gây.ra làm tài sản của người khác không còn giá trị sử dụng hay công dụng vốn có gây.tổn thất về tiền bạc của người bị phá hoại tài sản. Việc phá hoại tài sản có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và gây ra thiệt hại về vật chất của người bị hại vậy nên nhà nước đã quy định những biện pháp xử lý tội danh này.

Hình thức xử phạt

Phá hoại tài sản của người khác

Điều 178 BLHS 2015 có quy định về tội phá hoại tài sản như sau:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành.vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy theo quy định trên thì những người được quy vào tội phá hoại tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính là bị phạt từ 2 triệu đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp đã được quy định nêu trên. Bên cạnh đó, người có hành vi này còn bị xử phạt hình sự là phạt tù từ 2 đến 10 năm tù, có một số ngành nghề sẽ có thể bị cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm.

Phá hoại tài sản của chính mình có sao không?

Pháp luật không có quy định về việc một cá nhân tự ý phá hoại tài sản của chính mình. Mỗi cá nhân đều có quyền tự định đoạt với tài sản của mình và không phải chịu trách nhiệm pháp luật khi tự phá hoại tài sản ấy.

Nếu đó là tài sản chung thì một cá nhân trong quan hệ tài sản đó không được phép phá hủy tài sản. Vì việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của những người đồng sở hữu tài sản chung đó.

Trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản của người khác

Theo Điều 584 BLDS 2015 người nào có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Đồng thời, Điều 589 BLDS quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo đó, trong trường hợp người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Tố cáo hành vi phá hoại tài sản

Để tố cáo hành vi phá hoại tài sản, bạn cần viết đơn tố cáo lên Công an Quận/huyện nơi bạn đang sinh sống, nơi xảy ra vụ việc phá hoại tài sản nêu trên. Những thủ tục cần để công an tiếp nhận vụ việc:

  • Đơn tố cáo;
  • Các bằng chứng về hành vi  phá hoại tài sản (Video, hình ảnh, người làm chứng…);
  • Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng);

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?. Bạn đọc có nhu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123