Đại diện cho thương nhân là phương thức trung gian thương mại được sử dụng khá phổ biến hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong pháp luật thương mại. Vậy hợp đồng đại diện cho thương nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại năm 2005

Nội dung tư vấn

Khái quát chung về hoạt động đại diện cho thương nhân 

Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Thương Mại 2005: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.

Ví dụ: Các công ty nước ngoài muốn vào một nước nào đó để làm việc thì cần có các khảo sát, làm việc sơ bộ với các đối tác. Cụ thể, Mc.Donald trước khi vào Việt Nam, công ty luật đại diện dưới sự chỉ đạo của Mc Donald là công ty Baker Mckenzie.

Đặc điểm của đại diện cho thương nhân

Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên giao đại diện và bên đại diện. Trong quan hệ này, cả hai bên đều phải là thương nhân. Trong đó, bên giao đại diện là thương nhân có quyền thực hiện các hoạt động thương mại nhất định. Bên đại diện là thương nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại.

Bản chất

Quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ đại diện theo ủy quyền. Bên giao đại diện thông qua việc ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ uỷ quyền cho bên đại diện. Sau đó, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.

Tư cách pháp lý trong giao dịch với người thứ ba

+ Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện thực hiện hợp đồng với bên thứ ba

+ Trong phạm vi ủy quyền, hành vi của bên đại diện trực tiếp đem lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện.

VD: Baker Mckenzie sẽ đại diện Mc donald thực hiện các hợp đồng, trong giao kết hợp đồng thì bên A sẽ là Mc Donald. Trong phạm vi ủy quyền, Baker Mckenzie không phải chịu trách nhiệm pháp lý cho chính mình.

Nội dung và phạm vi hoạt động

Điều 143 Luật Thương mại 2005 quy định về nội dung và phạm vi của hoạt động đại diện thương mại do các bên thỏa thuận, bao gồm một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

Cơ sở pháp lý

Vì đây là hợp đồng dịch vụ ”đại diện thương mại” nên thương nhân phải lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân 

Đối với bên giao đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các nghĩa vụ của bên giao đại diện được quy định tại Điều 146 Luật Thương mại 2005:

Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Đối với bên đại diện

Điều 145 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về nghĩa vụ của bên đại diện:

Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;

Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền;

Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;

Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

Vậy một thương nhân có được đại diện cho nhiều thương nhân không?

Trả lời: Thương nhân tuân phải theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời theo khoản 4 điều 145 Luật thương mại 2005, bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện. Như vậy, một bên có thể đại diện cho nhiều thương nhân nhưng không được trùng phạm vi đại diện.

Thứ ba, chấm dứt hoạt động đại diện cho thương nhân

Thời hạn chấm dứt hoạt động đại diện cho thương nhân được quy định tại Điều 144 Luật thương mại 2005:

Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.

Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan về vấn đề “Pháp luật về trung gian thương mại: Đại diện cho thương nhân. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123