Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng cần phải đóng thuế cho nhà nước. Đây là công cụ nhà nước sử dụng để quản lý đất nước. Vậy: Thuế là gì? Trốn thuế có bị xử phạt hay không? Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
  • Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017);

Nội dung tư vấn 

Thuế là gì?

Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định. Không hoàn trả trực tiếp do công dân đóng góp cho nhà nước bù đắp chi tiêu của Nhà nước. Thuế mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước. (thuế là tiền mà mỗi công dân đóng vào đó để cùng nhau xây dựng đất nước). Tùy vào mỗi quốc gia mà các quy định về thuế sẽ khác nhau.

Đặc điểm của thuế

Tính bắt buộc
Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc. Vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước, dùng cho việc cung cấp các lợi ích cho quốc gia. Các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo chi tiêu công cộng, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình đảm bảo nguồn thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp
Nghĩa là công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng. Công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc được hưởng các dịch vụ công cộng.
Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.
Nhưng công dân vẫn có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà quyền lợi nhận lại không tương xứng. Nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước.thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao
Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước. Quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện. Ví dụ như khoản 4 điều 84 của Hiến pháp Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001). Quy định rằng chỉ có Quốc Hội mới có quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các thứ thuế.
Ngoài ra thuế được phân loại theo đối tượng chịu thuế. Thuế chia làm 3 loại: Thuế tiêu dùng; Thuế thu nhập; Thuế tài sản. 

Trốn thuế có sao không?

Ta có thể thấy: Thuế đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, là nguồn lực chính, nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước. Thuế góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước, chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Vậy nếu chúng ta không nộp thuế (trốn thuế) thì sao?

Trốn thuế là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần hiểu trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trốn thuế được hiểu là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể, người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Hoặc thực hiện các chiêu trò để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế. Ví dụ: Bán hàng mà không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,…

Các hình thức xử phạt

Có thể dễ dàng thấy hậu quả của việc trốn thuế đối với nền kinh tế của một quốc gia. Pháp luật nước Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định riêng về việc trốn thuế cụ thể:

Xử phạt hành chính

Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà trốn thuế.có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lấy mức giá trị tiền trốn thuế, số lần trốn thuế để xem xét hành vi vi phạm.

Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và mức xử phạt đối với hành vi đó. Cụ thể:

“1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm được nêu rõ tại điều 17 nghị định này

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản: 1, 2, 3 ,4, 5. Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này”.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với hình thức xử phạt truy cứu trách nhiệm hình sự: “Người nào vi phạm vào khoản 1 Điều 200 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể bị phạt số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.

Vi phạm khoản 2 Điều 200 Bộ Luật hình sự có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo khoản 3 Điều 200 BLHS.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo khoản 4 Điều 200 BLHS.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Khoản 5 Điều 200 BLHS 2015. Mức phạt cao nhất lên tới 10.000.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Thuế là gì? Trốn thuế có sao không?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123