Hòa giải tranh chấp đất đai là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Đối tượng của tranh chấp đất đai gồm: quyền quản lý; quyền sử dụng; những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là: chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước.

Hoà giải trong tranh chấp đất đai là gì?

Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm giải quyết các xung đột, mâu thuẫn và hướng đến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan, giúp các quan hệ đất đai từ trạng thái mâu thuẫn sang trạng thái đồng thuận hoặc buộc đồng thuận.

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận.

Trên cơ sở đó, có thể hiểu rằng: Hòa giải tranh chấp đất đai là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa.

Thủ tục hoà giải trong tranh chấp đất đai

Luật đất đai quy định hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

Tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở

Các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Hòa giải ở cơ sở được quy định cụ thể tại Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, theo đó: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 2)”.

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
  • Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
  • Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải: Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

Trình tự, thủ tục hòa giải:

  • Phân công hòa giải viên
  • Tiến hành hòa giải. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định.
  • Kết thúc hòa giải. Hòa giải ở cơ sở kết thúc khi các bên đã đạt được thỏa thuận hoặc theo yêu cầu chấm dứt hòa giải của bên tranh chấp hoặc quyết định của hòa giải viên

Hòa giải tại UBND cấp xã

Sau khi không thể tự hòa giải, một bên gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Các công việc cần thực hiện:

  • Xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp. Thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng đất…
  • Thành lập Hội đồng hòa giải. Bao gồm: Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND;…
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải. Phải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt…

Kết quả hòa giải được lập thành biên bản. Được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại trụ sở UBND cấp xã.

Kết quả của thủ tục hoà giải trong tranh chấp đất đai

Trường hợp hòa giải thành

Lập biên bản hòa giải thành. Các bên tự giác thực hiện theo các nội dung đã thống nhất theo biên bản hòa giải.

Các trường hợp phát sinh sau hòa giải thành

Thứ nhất, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Các bên nếu có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất có thể gửi văn bản đến hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết nội dung phát sinh; lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ hai, trường hợp có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất. UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải cơ quan đất đai tại địa phương để giải quyết.

Thứ ba, trường hợp có ít nhất một bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì phải lập biên bản hòa giải không thành. Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Trường hợp hòa giải không thành

UBND cấp xã lập biên bản hoà giải không thành. Hướng dẫn các bên nộp hồ sơ khởi kiện vụ án đến Toà án nhân dân để được giải quyết.

Trên đây nội dung tư vấn về “Thủ tục hoà giải trong tranh chấp đất đai”Pháp Trị  hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc muốn tư vấn về các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123