Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tôi đã sử dụng phiếu đi chợ giả và đã bị khởi tố hình sự về việc làm giả giấy tờ. Đến nay tôi có được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật hay không?

Mới đây Pháp luật Plus có nhận được câu hỏi của bạn đọc như sau: Do tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, UBND xã nơi tôi ở đã in, phát hành phiếu đi chợ cho người dân để đảm bảo việc giãn cách, truy vết khi cần thiết. Ông A vì làm nghề nhặt rác trong chợ mưu sinh, không nhận được phiếu đi chợ phù hợp với nhu cầu nên đã nhờ của hàng photo của ông B là chồng tôi làm cho 6 phiếu để sử dụng. Khi ông A mang phiếu đi chợ đến chợ thì bị Công an xã phát hiện. Ông A bị khởi tố về hành vi sử dụng giấy tờ giả theo khoản 3 điều 341 Bộ luật hình sự, ông B bị khởi tố về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 3, điều 341 Bộ Luật hình sự. Sau thời điểm làm, sử dụng phiếu đi chợ giả chỉ 15 ngày UBND xã không áp dụng phiếu đi chợ nữa, mọi người ra vào chợ tự do, không phải cần xuất trình phiếu.

Mong Luật sư giải đáp giúp trong tình huống này, trước sự thay đổi như hiện nay như vậy chồng tôi có được hưởng chính sách khoan hồng hoặc được giảm, miễn trách nhiệm hình sự hay không?

15

Ảnh minh hoạ.

Trước câu hỏi trên của bạn đọc, Luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật Pháp Trị, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thông tin như sau:

Điểm a, khoản 1, Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nêu: “Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”;

Tuy nhiên hiện nay không có văn bản hướng dẫn, thống nhất nhận thức cách hiểu thế nào cho đúng về nội dung “có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

“Sự thay đổi chính sách pháp luật” trong thực tiễn các cơ quan tố tụng nghiêng về quan điểm thứ hai cho rằng sự thay đổi chính sách được hiểu chỉ gói gọn trong sự thay đổi về chính sách hình sự, pháp luật hình sự -hiểu theo phạm vi hẹp. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều phân vân, cần chờ đợi hướng dẫn của tòa án Tối cao nên chưa có trường hợp bị can, bị cáo nào được áp dụng chế định có tính chất nhân đạo này.  Sự thay đổi về thay đổi về chính sách hình sự, pháp luật hình sự thường được cơ quan tiến hành tố tụng xác định thuộc các trường hợp: i) Xóa bỏ một tội danh (Tội kinh doanh trái phép); ii) thay đổi căn cứ định tội (Tội đánh bạc thay đổi từ số tiền đánh bạc từ 2 triệu lên 5 triệu). Với các trường hợp kể trên trong thực tế các bị can, bị cáo đã được miễn trách nhiệm hình sự trong các vụ án kinh doanh vàng trạng thái và đánh bạc với giá trị dưới 5 triệu đồng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018. Phạm vi xác định sự thay đổi chỉ gồm các sửa đổi giữa các bộ luật Hình sự 1985 so với 1999, bộ luật Hình sự năm 1999 với bộ luật Hình sự năm 2009, bộ luật Hình sự năm 2009 với bộ luật Hình sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Screen Shot 2022-03-30 at 14.02.52

Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp Trị

Theo quan điểm của Luật sư, sự thay đổi về thay đổi về chính sách hình sự, pháp luật hình sự không chỉ gói gọn trong phạm vi so sánh giữa các bộ luật Hình sự với nhau mà còn bao gồm cả sự thay đổi chính sách, pháp luật của luật nội dung được sử dụng dẫn chiếu để xác định hành vi phạm tội có thay đổi loại bỏ đối tượng phạm tội khỏi danh mục hành vi vi phạm. Quan điểm này dựa trên căn cứ rằng để xác định hành vi phạm pháp luật hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự còn phải căn cứ vào luật nội dung, các quy phạm pháp luật khác liên quan.

Điều này có thể nhận thấy rất rõ ràng trong việc định tội với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 Bộ luật hình sự “Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ”. Cơ quan tố tụng phải căn cứ trên các quy định về an toàn giao thông đường bộ của Luật giao thông đường bộ, xác định người phạm tội đã vi phạm quy định cụ thể nào trong luật giao thông đường bộ, sau đó mới áp dụng được  điều 260 Bộ luật hình sự để định tội. Luật giao thông đường bộ đóng vai trò chỉ ra đối tượng mà tội phạm tác động vào qua đó xâm phạm khách thể được bộ luật Hình sự bảo vệ.

Chính các quy phạm pháp luật khác giúp chỉ rõ đối tượng tác động của tội phạm. Về mặt lý luận thì thông qua việc tác động đến đối tượng của tội phạm mà hành vi phạm tội xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Khi luật nội dung được sử dụng dẫn chiếu loại bỏ đối tượng tác tác động khỏi phạm vi bảo vệ của khách thể được bộ luật Hình sự bảo vệ thì đồng nghĩa với việc tác động đến đối tượng đó sẽ không xâm phạm tới khách thể nữa.

Như vậy để định tội, xác định hành vi vi phạm pháp luật cơ quan tiến hành tố tụng không thể căn cứ chỉ quy phạm trong Bộ luật hình sự mà còn phải vận dụng các quy phạm của các ngành luật khác mới đảm đủ cơ sở pháp lý. Sự thay đổi quy phạm của các ngành luật khác cũng chính là sự thay chính sách hình sự, pháp luật hình sự.

Với với hành vi sử dụng và làm phiếu đi chợ giả có thể thấy rằng: Quy phạm pháp luật giữa các Bộ luật hình sự về làm vé, phiếu giả chưa thay đổi. Việc phát hành phiếu đi chợ dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách Quyết định phòng chống dịch của cấp tỉnh, cấp huyện, trực tiếp là Quyết định của UBND cấp xã (Các Quyết định của UBND các cấp theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) đã có thay đổi. Việc định tội làm hành, sử dụng phiếu đi chợ giả phải căn cứ, vận dụng các chủ trương, chính sách quy phạm liên quan đến phòng chống dịch, cụ thể là phiếu đi chợ.

Nay cơ quan chức năng đã thay đổi hủy bỏ việc sử dụng, in ấn, phát hành phiếu đi chợ thì cũng đồng nghĩa với việc thay đổi chính sách, pháp luật liên quan đến việc xác định hành vi phạm tội. Sau khi bãi bỏ phiếu đi chợ thì hành vi sử dụng, làm giả phiếu đi chợ không thể định tội làm giả giấy tờ cơ quan, tổ chức được nữa. Hiện nay hành vi tác động phiếu đi chợ không còn có thể xâm phạm đến khách thể của tội làm giả giấy tài liệu của cơ quan tổ chức (hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính).

Do đó, có thể xác định rằng đến thời điểm tháng 3 năm 2022 sự thay đổi về việc không còn áp dụng phiếu đi chợ được xác định là có sự thay chính sách hình sự, pháp luật hình sự làm cho hành vi phạm tội làm giả, sử dụng phiếu đi chợ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Hành vi làm ra, sử dụng phiếu đi chợ đã không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Những người này có đủ điều kiện được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Luật sư Quách Thành Lực

Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/tinh-huong-phap-ly-lam-gia-phieu-di-cho-trong-luc-dich-covid-19-bung-phat-den-nay-xu-ly-ra-sao-d179071.html

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123