Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều nam nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt những trường hợp từ trước 03/01/1987. Như vậy, pháp luật quy định như thế nào để điều chỉnh vấn đề này?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân gia đình năm 1959
  • Luật Hôn nhân gia đình năm 2000
  • Nghị quyết 35/2000/QH10
  • Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Nội dung tư vấn

Hôn nhân thực tế là gì?

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân thực tế. Tuy nhiên, theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì hôn nhân thực tế phải đáp ứng được cả hai điều kiện về hình thức và nội dung.

Về hình thức

Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn. Pháp luật lấy mốc thời gian là 03/01/1987 làm căn cứ để xem xét vấn đề hôn nhân thực tế.

Do đó, hôn nhân thực tế được đặt ra đối với những trường hợp trước 03/01/1987 và một số trường hợp đặc biệt luật định từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 . Không xem xét đối với từ sau 01/01/2001.

Về nội dung

Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 (trừ những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc trước giải phóng theo thông tư số 60 ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ).

Như vậy, việc được công nhận là hôn nhân thực tế phải đảm bảo đủ yêu cầu về mặt hình thức cũng như nội dung. Không phải nam nư chung sống với nhau như vợ chồng từ trước 03/01/1987 đều được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế. Thay vào đó, ngoài về thời gian chung sống cũng phải đảm bảo đủ yếu tố về điều kiện để kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 1959. Đáp ứng đầy đủ hai yêu cầu đó, việc chung sống như vợ chồng mới được công nhận là hôn nhân thực tế

Quy định của pháp luật về hôn nhân thực tế

Thuật ngữ hôn nhân thực tế lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án Tối cao hướng dẫn xử lý về mặt dân sự những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật định.

Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện quan điểm lập pháp của Nhà nước ta là “xóa bỏ tình trạng kết hôn không có đăng ký”. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ, Nhà nước đã ban hành các văn bản về hôn nhân thực tế như:

Thời điểm xác định quan hệ hôn nhân

Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hôn nhân thực tế như sau:

  • Đối với trường hợp xác lập quan hệ trước 03/0//1987 mà chưa có đăng ký kết hôn, nếu hai bên yêu cầu ly hôn thì Toà Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
  • Đối với trường hợp sống chung từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 mà đủ điều kiện thì phải đăng ký kết hôn, thời hạn là 02 năm. Đến 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn, có yêu cầu ly hôn thì Toà án giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Ngoài ra, từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
  • Đối với trường hợp từ sau 01/01/2003 nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Căn cứ xác định đủ điều kiện công nhận hôn nhân thực tế

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001, quy định nam nữ sống chung như vợ chồng được công nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
  • Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
  • Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
  • Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, quy định điều khoản chuyển tiếp như sau: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.

Như vậy, những quy định nêu trên không chỉ là căn cứ pháp lý để công nhận hôn nhân thực tế mà còn là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hai bên nam nữ trong quan hệ đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến vấn đề “Hôn nhân thực tế theo quy định của pháp luật. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123