Đất nông nghiệp thường được hiểu là để trồng lúa hay các cây ngắn ngày, thế nhưng còn những loại đất khác cũng xếp vào đất nông nghiệp. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 44/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt chăn nuôi, nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Phân loại đất nông nghiệp

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam khá lớn và được phân loại sử dụng cho các mục đích khác nhau. Quy định về phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 xác định các loại đất nông nghiệp gồm các nhóm cơ bản sau:

Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá năm (05) năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm,
  • Cây ăn quả lâu năm,
  • Vườn tạp trồng xen lẫn trồng nhiều loại cây trong đó có cây lâu năm, các loại cây lâu năm khác lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.

Đất lâm nghiệp

Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm:

  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng.

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm:

  • Đất nuôi trồng nước lợ;
  • Đất nuôi trồng nướcmặn;
  • Đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

Đất làm muối

Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

Đất nông nghiệp khác gồm có

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm. Đất ươm tạo cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp.

Xử phạt hành chính khi vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp

Quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Tại khoản 1 Điều 9, mức phạt cao nhất mà người vi phạm phải chịu có thể lên đến 50.000.000 VNĐ khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép có diện tích từ 03 ha trở lên.

Tại khoản 2 Điều 9, mức phạt cao nhất lên đến 70.000.000 VNĐ khi chuyển đất trồng lúa sang nuôi tròng thuỷ sản, làm muối có diện tích trái phép 03 ha trở lên.

Tại khoản 3 Điều 9, mức phạt cao nhất lên đến 250.000.000 đồng nếu chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 9 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Thu hồi khi vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì sẽ bị thu hồi đất. Cần biết rằng, đất nông nghiệp là đất canh tác. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn chiếm làm nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp.

Trên đây nội dung tư vấn về “Đất nông nghiệp là gì?”Pháp Trị  hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn đọc muốn tư vấn về các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123