Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt tại Việt Nam. Hãy cùng Pháp Trị tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Nội dung tư vấn

Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân được quy định theo điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Vậy, doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ

Công ty tư nhân không xuất hiện việc góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Điều này được lý giải như sau:

Một doanh nghiệp được công nhận quyền pháp nhân khi doanh nghiệp đó có tài sản riêng, nghĩa là phải có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của người tạo ra doanh nghiệp. Nhưng với doanh nghiệp tư nhân thì không có sự độc lập về tài sản trong mối quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Về vốn trong doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của công ty tư nhân phải do chính chủ doanh nghiệp đăng ký và số vốn đăng ký phải đảm bảo tính chính xác, xác thực, nhất là đối với các đơn vị ngoại tệ hoặc vàng hay tài sản khác. Trong quá trình hoạt động của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn số vốn đầu tư ban đầu đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã được ghi rõ tại khoản 3 điều 189 Luật doanh nghiệp 2020.

Phạm vi trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn. Tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.

Quyền quản lý doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối.với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như: Sử dụng lợi nhuận sau khi đã.nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Doanh nghiệp tư nhân là gì?. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123