Thế chấp và Bảo lãnh được biết đến là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy vậy hai biện pháp bảo đảm này trên thực tế bên cá nhân tham gia giao dịch bảo đảm thường hay bị nhầm lẫn. Không thực sự hiểu kỹ nội dung hai biện pháp này là việc rất nguy hiểm. Nhầm lẫn sẽ gây thiệt hại cho chính người tham gia vào giao dịch sử dụng một trong hai biện pháp này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định về thế chấp và bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015; 
  • Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung tư vấn

Thế chấp và bảo lãnh theo quy định pháp luật

Thế chấp tài sản được quy định tại điều 317, Bộ luật dân sự năm 2015

“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”.

Bảo lãnh được quy định tại điều 335, Bộ luật dân sự năm 2015.

“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.

Cách định nghĩa trên thường dẫn đến việc mọi người căn cứ vào số lượng bên tham gia giao dịch để phân biệt, xác định quan hệ đó là quan hệ bảo lãnh hay thế chấp. Có hai bên tham gia giao dịch thì xác định là quan hệ thế chấp. Có ba bên tham gia giao dịch thì xác định là quan hệ bảo lãnh. Tiêu chí để phân biện này là không chính xác. 

Điểm chính yếu để phân biệt hai quan hệ bảo đảm này cần dựa trên yếu tố đối nhân, hay đối vật. Các bên có chỉ định tài sản sẽ xử lý để đảm bảo nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi phạm hay không.  

Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi người này có vi phạm nghĩa vụ khi đến hạn. Đây là một sự hứu hẹn có tính đối nhân. Hậu quả pháp lý của quan hệ bảo lãnh được quy định tại điều 342 Bộ luật dân sự năm 2015, trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh.

“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Còn trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo đảm có vi phạm nghĩa vụ khi đến hạn với bên nhận thế chấp. Hậu quả pháp lý của quan hệ thế chấp được quy định tại điều 299, điều 323 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm. 

Phương thức xử lý tài sản chấp  được quy định tại Điều 303, Bộ luật dân sự năm 2015

“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác”.

Phân biệt thế chấp và bảo lãnh

Tiêu chí Thế chấp Bảo lãnh
Khái niệm Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

CSPL: Điều 335 BLDS 2015

Chủ thể   Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp (nếu có). Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.
Bản chất Không có sự chuyển giao tài sản.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Về thực tế khi bảo lãnh. Người bảo lãnh thực hiện thêm biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, bản chất của bảo lãnh cũng chính là cầm cố, thế chấp.

CSPL: Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015

Hình thức Phải được lập thành văn bản. Phải được lập thành văn bản.
Đối tượng Bất động sản, động sản, quyền tài sản. Bất động sản, động sản, quyền tài sản.
Hiệu lực Có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

CSPL: Điều 319 BLDS 2015

Có hiệu lực từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh. Hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan.
CSPL: Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn đọc!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Pháp Trị liên quan đến câu hỏi “Phân biệt thế chấp và bảo lãnh trong dân sự. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề khác liên quan vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123