Đa phần với lối sống của các gia đình Châu Á việc quản lý con cái rất chặt chẽ. Vì muốn kiểm soát quản lý đời sống nên việc kiểm tra điện thoại của con rất dễ xảy ra. Đối với các bậc cha mẹ thì đây là một chuyện bình thường, không quá to lớn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại quên mất rằng, hành vì tưởng chừng tuỳ ý này cũng là vi phạm pháp luật. Cũng đã có trường hợp người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự cho trường hợp này. Hãy cùng Pháp trị tìm hiểu cụ thể quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về quyền riêng tư

Căn cứ Điều 21 Luật Trẻ em 2016 nhận thấy: Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em. Đây là quyền bất khả xâm phạm đối với mỗi cá nhân. Do đó bất kể ai cũng không được xâm phạm đến quyền lợi này của trẻ em. Những trường hợp làm trái với quy định trên sẽ bị xử phạt thích đáng. Hành động đọc tin nhắn mà không được sự cho phép là vi phạm pháp luật. Cụ thể tại khoản 2 Điều 21 Hiến pháp 2013 quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác. Không một ai được quyền xâm phạm đến quyền riêng tư này.

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật. Là cơ sở cho việc xây dựng các văn bản khác của một quốc gia. Vì lý do đó, việc được ghi nhận trong Hiến pháp chính một bảo đảm cho quyền lợi của công dân một quốc gia. Ngoài ra tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.

Quy định này nhằm củng cố cho quyền của công dân khi được áp dụng vào thực tế. Từ quy định chung tại Hiến pháp, được giải thích tiếp bởi luật chuyên ngành là cơ sở vững chắc cho quyền lợi công dân được bảo đảm.

Đọc tin nhắn của con có phải xâm phạm quyền riêng tư con cái không?

Từ nội dung trên thấy được rằng, quyền riêng tư là bất khả xâm phạm. Không một ai có quyền xâm phạm vào quyền này của người khác. Người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Do đó, dù cho là cha mẹ thì bạn cũng không thể xem tin nhắn mà không hỏi ý kiến của con. Dù là người thân trong gia đình thì bất kỳ người nào cũng có bí mật riêng cả. Mọi hành vi xem trộm là vi phạm pháp luật. Người vi phạm, dù là cha mẹ nhưng nếu đủ căn cứ cũng phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình.

Do đó, dù là quan hệ cha, mẹ và con trong cùng một gia đình thì bạn không nên can thiệp quá sâu vào bí mật riêng của con. Tránh trường hợp tình cảm gia đình bất hoà và bạn cũng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm đó trước pháp luật.

Trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm

Hành vi vi phạm và hình phạt

Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội phạm. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Hành vi phạm tội sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ nhất, người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm đối với các hành vi như sau sẽ bị phạt cảnh cáo; phạt tiền lên đến 50 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi:

  • Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
  • Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
  • Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
  • Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tù 03 năm một khi:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, quyền riêng tư là một trong những quyền thuộc về quyền con người. Xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác là vi phạm pháp luật. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bị xâm phạm. Chính vì vậy, hành vi vi phạm sẽ phải chịu hình phạt tương ứng.

Do đó, khi tiến hành dạy con thì cha mẹ nên có các biện pháp dạy bảo phù hợp. Tránh trường hợp can thiệp quá sâu vào những bí mật riêng của con cái. Nếu vi phạm, dù là quan hệ thân thích cũng sẽ bị xử phạt.

Trên đây nội dung tư vấn về câu hỏi.“Xâm phạm quyền riêng tư của con cái thì có sao không?”Pháp Trị  mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong cuộc sống. Bạn cần được tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Hotline 0833.125.123

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo
    0833 125 123